Phần này của con lợn giúp bổ máu nhưng một số người không nên ăn
Có câu nói 'một dạ dày bằng 10 thang thuốc', với mục đích khẳng định lợi ích khi tiêu thụ dạ dày lợn.
Trong cơ thể con lợn, không chỉ có phần thịt mới quý giá, thậm chí là có nhiều bộ phận khác còn bổ dưỡng hơn. Dạ dày lợn (dạ dày heo) là một trong số đó.
Sách "Bản thảo cương mục" của thần y Lý Thời Trân (một danh y và nhà dược học nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Minh, người Kỳ Châu) đã nhắc đến dạ dày lợn như sau: Dạ dày tính ấm, vị ngọt, thuộc kinh tỳ và kinh vị. Có tác dụng bồi bổ cơ thể suy nhược, kiện tỳ ích vị.
Có câu nói "một dạ dày bằng 10 thang thuốc", với mục đích khẳng định lợi ích khi tiêu thụ dạ dày lợn. Mặc dù câu nói này hơi cường điệu khi so sánh dạ dày lợn với các loại thuốc nhưng cũng không thể phủ nhận những lợi ích của nó đối với sức khỏe.
Dạ dày heo: Bộ phận bổ máu, tốt cho dạ dày, thị lực
1. Tốt cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai ăn dạ dày lợn tốt bởi vì nó giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như axit folic, sẽ giúp ích cho sức khỏe của thai nhi. Đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, tránh thiếu máu.
2. Bồi bổ dạ dày
Quan điểm của y học cổ truyền cho rằng, dạ dày heo đi vào kinh lạc tỳ vị và dạ dày. Do đó đối với những người tỳ vị hư nhược, chán ăn, ăn không tiêu, gầy yếu... mà ăn dạ dày heo đúng cách có thể bồi bổ kinh lạc tỳ vị, dạ dày, cải thiện vận khí, chuyển hóa lá lách và dạ dày.
Từ đó, có thể làm giảm các triệu chứng của thiếu lá lách - dạ dày. Giúp cho những bộ phận này khỏe mạnh hơn.
3. Bổ máu
Dạ dày của con lợn là nơi chứa nhiều chất sắt, vitamin. Có thể đem lại công dụng dưỡng khí, dưỡng huyết, chống thiếu máu. Đồng thời, chúng cũng thúc đẩy tuần hoàn máu và dưỡng sinh, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
4. Bổ gan, dưỡng thị lực
Theo Aboluowang, dạ dày heo vốn là món ăn giàu protein, cacbohydrat và vitamin... có tác dụng dưỡng bổ gan, cải thiện thị lực. Đối với người bị tổn thương gan, thị lực kém có thể ăn thêm dạ dày với số lượng vừa phải.
5. Nâng cao khả năng diễn dịch
Ăn dạ dày heo thường xuyên cũng có thể nâng cao khả năng miễn dịch. Ngày nay, có rất nhiều người do mải làm việc mà cơ thể bị suy nhược dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch. Nếu muốn tăng cường khả năng miễn dịch, có thể ăn dạ dày heo một cách thích hợp.
Những ai không phù hợp để ăn dạ dày heo?
1. Bệnh nhân có axit uric cao không nên ăn
Dạ dày heo chứa nhiều purin, bệnh nhân có hàm lượng axit uric cao nếu ăn nhiều sẽ khiến tình trạng thêm nghiêm trọng.
2. Người bị cao huyết áp, mỡ máu cao
Hàm lượng chất béo trong dạ dày lợn tương đối cao, do đó thường xuyên ăn dạ dày lợn sẽ dẫn đến tình trạng tăng cholesterol và tăng mỡ máu.
3. Bệnh tiểu đường
Ăn dạ dày heo có thể gây rối loạn chuyển hóa lipid trong cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường như bệnh tim mạch, mạch máu não.
Lưu ý khi ăn dạ dày lợn
- Dạ dày lợn phải làm thật sạch trước khi chế biến để không bị hôi, và có thể tiêu diệt hết ký sinh trùng. Bạn có thể lộn trái dạ dày lợn, rửa trực tiếp với nước. Sau đó cho muối vào, chà xát mạnh tay để tiếp tục làm sạch dạ dày, để dạ dày ra hết nhớt, bóp kỹ các nếp gấp. Có thể dùng dao cạo sạch các mảng bám trên dạ dày sau đó rửa sạch lại với nước. Tiếp đó, bạn hãy vắt vài miếng chanh và chà xát với dạ dày trong 10 phút để làm sạch lại một lần nữa.
- Dạ dày lợn nói riêng và lòng lợn nói chung là thực phẩm chứa nhiều purin, nạp quá nhiều purin sẽ dẫn đến tăng axit uric, gây nên bệnh gút. Với người khỏe mạnh, chỉ nên ăn 2-3 lần trong tuần (khoảng 50-70g một lần). Bà bầu nên hỏi ý kiến của bác sĩ về liều lượng cho phép.
- Dạ dày lợn nên được mua tại những cửa hàng uy tín, có nguồn gốc rõ ràng.