Phân biệt tiền thật - tiền giả bằng cách nào?
Nếu ngân hàng phát hiện ra tiền của khách là giả thì đồng tiền đó sẽ bị tịch thu. Vì vậy, người dân nên cẩn thận để tránh bị “hụt” hầu bao.
Khi đến giao dịch, ngân hàng phát hiện ra tiền của khách là giả sẽ tịch thu. (Ảnh VNE) |
Phó Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Tất Huynh cảnh báo: Khi đến giao dịch, ngân hàng phát hiện ra tiền của khách là giả sẽ tịch thu. Vì vậy, người dân nên cẩn thận để tránh bị “hụt” hầu bao.
Ông Huynh cho biết: Hiện nay, đã xuất hiện tiền giả mệnh giá 50.000 đồng, 100.000 đồng, thậm chí cả 500.000 đồng.
Nếu là tiền nghi giả, ngân hàng sẽ gửi đi giám định, và nếu đó là tiền giả thì sẽ bị tịch thu. Người có tiền giả sẽ không được đổi lại tiền có mệnh giá tương đương. Để giám định, người dân không mất phí gì cả.
Nếu không nghiêm trọng, ngân hàng sẽ tịch thu và có biên bản gửi lại người có tiền giả, đục lỗ tiền giả và nhập quỹ tiền giả để nghiên cứu, giảng dạy, tập huấn cho ngân hàng hoặc tiêu hủy.
Liệu có biện pháp nào khuyến khích người “lỡ” có tiền giả mang đến cơ quan chức năng nộp không? Ông Huynh khẳng định: Hiện nay, các nước trên thế giới đều áp dụng biện pháp tịch thu và không nước nào có chính sách trả lại số tiền giá trị tương đương cho người bất đắc dĩ có tiền giả trong tay.
Cách phân biệt tiền giả Soi tiền trước nguồn sáng để kiểm tra hình bóng chìm, dây bảo hiểm và hình định vị. Ở các tờ bạc thật, khi soi trước nguồn sáng, sẽ thấy một sợi dây bảo hiểm chạy dọc tờ bạc có các dòng chữ: "NHNNVN*100.000" lặp đi lặp lại và đảo chiều. Tại cửa sổ nhỏ (góc trên bên trái) của tiền thật, có hình hoa cúc cách điệu, nhìn thấy khi soi trước nguồn sáng đỏ như đèn dầu, nến, bóng đèn trong. Tờ bạc giả không có các chi tiết này. Vuốt nhẹ lên bề mặt tờ bạc giả, sẽ không cảm nhận được các chi tiết in lõm hay in dập nổi như ở tiền thật. Ở tiền thật, do được in bằng công nghệ in đặc biệt, nên bề mặt tiền có độ dày. Khi dùng tay vuốt, bề mặt tờ tiền không trơn mà có độ sần đều. Còn tiền giả, độ sần được tạo ra từ việc chọc lỗ nên khi vuốt, vết sần khác thường, thưa và không đều nhau. Tuy nhiên, nếu kiểm tra bằng tay mà không tinh ý sẽ không cảm nhận được đặc điểm khác biệt trên. Chao nghiêng tờ bạc để kiểm tra mực đổi màu Đối với tiền polymer loại mệnh giá 500.000 đồng, 200.000 đồng, 20.000 đồng và 10.000 đồng, cầm tờ bạc chao nghiêng, nếu là tiền thật sẽ hiện lên các chi tiết in màu vàng thể hiện mệnh giá tờ bạc đó (còn gọi là chi tiết bảo an); ở tiền giả không có chi tiết này. Đối với tiền loại mệnh giá 100.000 đồng, cần lưu ý kiểm tra chi tiết in hình hoa văn ở góc trên phải mặt trước của tờ bạc. Khi chao nghiêng tờ bạc, chi tiết này sẽ đổi từ màu vàng sang màu xanh. Ở tiền giả, chi tiết in này không đổi màu. Kiểm tra các cửa sổ trong suốt: Ở cửa sổ lớn có cụm số dập nổi tinh xảo. Ở cửa sổ nhỏ có yếu tố hình ẩn. Khi đưa cửa sổ tới gần sát mắt, nhìn xuyên qua cửa sổ tới nguồn sáng đỏ sẽ thấy hình ẩn xung quanh nguồn sáng. Ở tiền giả không có yếu tố hình ẩn này. Dùng kính lúp và đèn cực tím Ở tiền thật: Mảng chữ siêu nhỏ “NHNNVN” hoặc số mệnh giá lặp đi lặp lại nhìn thấy dưới kính lúp. Cụm số mệnh giá, số seri khi soi dưới đèn cực tím sẽ phát quang. Ở tiền thật không có dòng chữ siêu nhỏ, không có mực không màu phát quang hoặc phát quang yếu. (Nguồn: Cục Phát hành và Kho quỹ) |