Phá cách với 12 phòng bếp chữ U từ màu sắc, vật liệu đến kiểu dáng

Hong Tran,
Chia sẻ

Cùng với những yêu cầu mới cho phòng bếp hiện đại không chỉ đẹp mắt mà phải tối ưu công năng, những thiết kế bếp hình chữ U này sẽ là gợi ý tuyệt vời nếu bạn đang muốn thay đổi phòng bếp của mình.

Nhìn chung, có 6 kiểu bố trí nhà bếp: hình chữ I, chữ U, chữ L, chữ G, hình song song và hình ốc đảo. Không có vị trí nghiêm ngặt nào để đặt bếp, tủ lạnh hoặc bồn rửa, và nhà bếp có thể là sự kết hợp của một hoặc nhiều cách bố trí điển hình.

Trong thiết kế một nhà bếp chức năng, cần xem xét hình tam giác làm việc của nhà bếp, có nghĩa là khoảng cách giữa bồn rửa, bếp nấu và tủ lạnh không được cách nhau quá 1,2m.

Mặc dù vậy, khái niệm về tam giác làm việc trong nhà bếp hiện đang phát triển hơn nữa để tính đến việc có nhiều người nấu cùng lúc cũng như các tiện ích và thiết bị mới.

So với khi khái niệm bắt nguồn từ những năm 1940, nơi nhà bếp thường là nơi ở của các bà nội trợ, thì hiện tại sự bình đẳng cũng như sự hiện đại trong thiết kế đã đi một chặng đường dài. Nhà bếp cũng đã có nhiều món đồ công năng hơn như lò vi sóng, lò nướng, ...

Đừng bó hẹp bạn trong những định nghĩa cứng nhắc, ví dụ như những mẫu phòng bếp hình chữ U sáng tạo từ màu sắc đến thiết kế này.

Phá cách với phòng bếp chữ U từ màu sắc, vật liệu đến kiểu dáng - Ảnh 1.

1. Sử dụng tông màu tương tự nhưng chất liệu khác nhau. Những chiếc tủ tường màu cà phê này phù hợp với vân gỗ óc chó bên dưới - tuy nhiên sự thay đổi trong kết cấu mang lại sự thú vị và khiến không gian trông bớt chật chội hơn.

Phá cách với phòng bếp chữ U từ màu sắc, vật liệu đến kiểu dáng - Ảnh 2.

2. Thay vì để tất cả các bức tường của phòng bếp được lấp đầy bằng những chiếc tủ kịch trần thì một bức tường không có tủ phía trên sẽ giúp không gian có vẻ rộng hơn.

Phá cách với phòng bếp chữ U từ màu sắc, vật liệu đến kiểu dáng - Ảnh 3.

3. Kết nối nội thất và ngoại thất bằng bức tường thực vật sống và cửa kính cỡ lớn như phòng bếp này. Thiết kế cũng tận dụng được một bên của chữ U làm quầy bar.

Phá cách với phòng bếp chữ U từ màu sắc, vật liệu đến kiểu dáng - Ảnh 4.

4. Giá đỡ kết hợp với tủ tường giúp không gian bếp có thêm chiều sâu.

Phá cách với phòng bếp chữ U từ màu sắc, vật liệu đến kiểu dáng - Ảnh 5.

5. Thu hút sự chú ý từ sàn nhà bếp bằng bê tông thô và lắp đặt thiết kế bếp công nghiệp.

Phá cách với phòng bếp chữ U từ màu sắc, vật liệu đến kiểu dáng - Ảnh 6.

6. Sàn nhà bếp có thể ngăn khu vực nấu ăn với phần còn lại của phòng khách mở bằng màu gạch đen - vừa dễ lau chùi vừa dễ dấu bẩn.

Phá cách với phòng bếp chữ U từ màu sắc, vật liệu đến kiểu dáng - Ảnh 7.

7. Tạo một sọc màu, giống như trong nhà bếp hình chữ U màu đỏ và trắng như này. Bàn ăn có thể dịch chuyển gọn vào một góc khi không dùng tới giúp tối ưu không gian và tích hợp phòng ăn tiện lợi.

Phá cách với phòng bếp chữ U từ màu sắc, vật liệu đến kiểu dáng - Ảnh 8.

8. Tô màu mặt đối diện của quầy bar để phù hợp với trang trí phòng ăn hoặc phòng khách.

Phá cách với phòng bếp chữ U từ màu sắc, vật liệu đến kiểu dáng - Ảnh 9.

9. Trong một bố cục phòng bếp kích thước lớn, một bán đảo có thể được dành hoàn toàn cho việc ăn uống như thế này. Đây sẽ là góc ăn sáng cực thú vị hay thậm chí là bữa ăn chính cho gia đình ít người.

Phá cách với phòng bếp chữ U từ màu sắc, vật liệu đến kiểu dáng - Ảnh 10.

10. Tương tự, nếu không gian cho phép, hãy bố trí chỗ ngồi ở bên trong bán đảo để nhìn ra phần còn lại của căn hộ theo không gian mở như phòng khách hay phòng đọc sách.

Phá cách với phòng bếp chữ U từ màu sắc, vật liệu đến kiểu dáng - Ảnh 11.

11. Nhà bếp hình chữ U này là tập hợp của các ảo ảnh quang học và chiều cao của các tủ kệ nhấp nhô. Thay vì quay đáy chữ U vào tường như thường thấy, đáy chữ U lại được hướng ra không gian mở giúp cho không gian trở nên thoáng hơn rất nhiều.

Phá cách với phòng bếp chữ U từ màu sắc, vật liệu đến kiểu dáng - Ảnh 12.

12. Đánh dấu khu vực ăn uống bằng cách sử dụng một mặt bàn màu nâu gỗ thay vì trắng như các khu vực còn lại.

Chia sẻ