Ông bà nói: "Nhà to không bằng lo dọn" - Sau khi vứt trên 10 món "rác", tôi nhận thấy điều này hoàn toàn đúng!
Chẳng sai khi người ta vẫn nói rằng: Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm!
Một không gian gọn gàng, ngăn nắp không chỉ giúp tinh thần thoải mái mà còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và may mắn. Ở trong nhà tôi, có rất nhiều món đồ tưởng chừng vô hại nhưng lại vô tình chiếm diện tích và gây bừa bộn. Sau khi loại bỏ chúng, tôi cảm nhận rõ sự thay đổi trong cuộc sống hàng ngày.
1. Phòng khách
Những vật dụng nhỏ nhặt như đồ chơi, sách báo decor, đèn cây, kệ tủ... đều có thể trở thành vật cản làm mất đi vẻ gọn gàng và thoáng đãng của không gian. Để phòng khách luôn duy trì sự gọn gàng, thanh thoát, tôi đã quyết định loại bỏ hết những món đồ không thật sự cần thiết, bao gồm những món vừa kể trên. Tôi nhận ra điều này không chỉ giúp không gian trở nên rộng rãi, mà còn tạo ra một bầu không khí trong lành và dễ chịu.
2. Phòng ngủ
Phòng ngủ là nơi giúp thư giãn và phục hồi năng lượng sau những giờ phút làm việc căng thẳng. Việc duy trì sự sạch sẽ, gọn gàng và tối giản trong phòng ngủ không chỉ mang lại cảm giác thoải mái mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe tinh thần.
Ở không gian này, tôi thường định kỳ kiểm tra và "thanh lý" những chiếc gối dùng lâu ngày. Nếu thấy chúng mất đi hình dáng ban đầu, trở nên cứng hoặc không còn hỗ trợ tốt cho cổ và đầu, tôi sẽ thay mới ngay. Bên cạnh đó, các vật dụng như chăn mền cũ, đồ trang trí không còn phù hợp cũng được loại bỏ. Đặc biệt, tôi rất chú trọng vào việc tổng vệ sinh khu vực bàn trang điểm, "tống khứ" hết mỹ phẩm hết hạn và những món trang sức không còn dùng đến, mục đích là để giữ cho phòng ngủ luôn sạch sẽ và thoáng đãng.
3. Phòng bếp
Bếp là nơi nấu nướng hàng ngày, vì vậy việc giữ gìn không gian này gọn gàng là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình. Một trong những việc quan trọng mà tôi không bao giờ quên làm đó là thường xuyên kiểm tra và thay mới những vật dụng nhà bếp, vì sợ rằng để lâu sẽ dễ tích tụ vi khuẩn.
Món đồ được thay nhiều nhất nhà bếp có lẽ là những chiếc khăn lau. Vì bám dầu mỡ và vết bẩn nên dù có giặt bao nhiêu lần cũng không thể sạch hoàn toàn. Do đó, tôi luôn thay mới chúng thường xuyên để giữ không gian bếp sạch sẽ và an toàn.
Nhiều nhà không để ý nhưng thớt và đũa cũng là 2 món đồ cần được kiểm tra định kỳ. Nếu thớt bị nứt hay mốc, đũa bị cong vênh hay mốc meo, rất có thể chúng sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Ngoài ra, tôi cũng không có thói quen tích trữ túi nilon đã qua sử dụng, bởi chúng có thể tồn đọng mùi ẩm mốc và là nơi phát sinh vi khuẩn, gây ảnh hưởng đến vệ sinh bếp. Việc loại bỏ những túi nhựa này sẽ giúp không gian bếp thông thoáng và sạch sẽ hơn.
4. Khu vực cửa ra vào
Cửa ra vào là "bộ mặt" của ngôi nhà, và sự gọn gàng ở đây rất quan trọng trong việc tạo ấn tượng tốt cho khách và cho chính gia đình. Một số đồ vật nếu không được loại bỏ kịp thời sẽ khiến không gian trở nên chật chội và mất đi sự tinh tế.
Vậy nên sau 1 thời gian sử dụng, tôi quyết định loại bỏ thảm lau chân ra khỏi phòng khách. Đúng là chúng có điểm tiện lợi nhưng bên cạnh đó lại dễ bám bẩn và tích tụ vi khuẩn, gây ảnh hưởng đến không khí trong nhà.
Ở khu vực cửa ra vào thường được xem là nơi lý tưởng để lưu trữ đồ đạc. Nhưng không phải món nào cũng phù hợp để bảo quản ở đây, chẳng hạn như ô dù bị hư, bị gỉ rét. Giữ chúng lại không chỉ chiếm diện tích mà còn gây bất tiện khi cần sử dụng. Vậy nên tôi đã mạnh dạn vứt hết để không làm cản trở không gian và tạo sự bừa bộn.
5. Phòng tắm
Phòng tắm là một không gian thiết yếu trong mỗi gia đình, và sự sạch sẽ, gọn gàng của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tinh thần của chúng ta. Đây là nơi dễ dàng tích tụ vi khuẩn ở những món đồ như bàn chải cũ, chai lọ rỗng, hay những vật dụng hỏng hóc. Sau khi "vào cuộc" để dọn dẹp và loại bỏ tất cả những món đồ này, tôi nhận thấy không gian phòng tắm trở nên thoáng đãng và dễ chịu hơn rất nhiều. Đây thực sự là một quyết định sáng suốt, và tôi khuyên bạn cũng nên thử làm theo!
Nguồn: Toutiao