"Nuôi dạy con thiên tài" không còn là bí quyết triệu đô?
Câu chuyện thành công của các tỷ phú và thiên tài đều cho thấy bóng dáng của cha mẹ họ trong quá trình giáo dục ngay từ những năm tháng đầu đời.
Năm 1882, tại thành phố Ulm tây nam nước Đức, có một cặp vợ chồng đang lo lắng khi con trai 3 tuổi vẫn không biết nói. Cậu khó giao tiếp, bị bác sĩ chẩn đoán tự kỷ, hay nóng nảy và không thích đi học.
Với niềm tin âm nhạc chữa lành, họ thuê giáo viên dạy violin cho con. Cô dạy nhạc bỏ lớp sau vài lần bị học trò ném đàn vào người. Không bỏ cuộc, cha mẹ cậu tìm cho con một giáo viên khác. Họ mua cho cậu những đồ chơi kích thích tò mò, trò chuyện với cậu mỗi ngày và tạo ra một "trường học" ngay tại nhà.
Cậu bé chậm nói ấy, sau này chính là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất lịch sử: Albert Einstein. Nhìn lại đời mình, Einstein khẳng định "Tôi không quá thông minh, tôi may mắn vì được bố mẹ giáo dục tốt từ sớm".
Trong khi đó, cách "cậu bé chậm nói" 8.000 km về hướng Tây, năm 1936, tại bang Nerbaska, nước Mỹ, một cậu bé 6 tuổi khác, đã bắt đầu kiếm được những đồng đô la đầu tiên trong đời, từ việc mua buôn kẹo cao su và nước ngọt ở tiệm tạp hóa về bán lẻ tại khu phố mình.
Cậu bé kiếm tiền từ lúc 6 tuổi này, là người giàu nhất thế giới năm 2008 - Warren Buffett. Theo ông, hầu hết cha mẹ nghĩ rằng ở tuổi thiếu niên mới cần hiểu về quản lý tiền bạc, nhưng ông đã được cha mình dạy về tiền từ năm 3 tuổi.
Đầu tư cho giáo dục sớm có ích gì cho trẻ?
UNESCO khẳng định, 0-8 tuổi là giai đoạn phát triển vượt trội của não bộ. Nhà tâm lý học giáo dục người Mỹ, Benjamin Bloom phân tích, trí tuệ người có thể phát triển 100% vào năm 17 tuổi thì năm 4 tuổi, đã đạt 50%, đến năm 8 tuổi là 80%. Tức là từ 9-17 tuổi, trí tuệ người chỉ phát triển thêm tối đa 20%. Điều này đồng nghĩa, nếu bỏ qua giáo dục mầm non, con bạn có thể lỡ cơ hội phát triển 70 - 80% tiềm năng trí tuệ.
Theo chuyên gia, sự khác biệt giữa một đứa trẻ dành cả tuổi thơ ở nhà với ông bà, và bạn đồng lứa được đi học mẫu giáo, cha mẹ đồng hành, là rất dễ nhận ra. Khi quan sát hai bạn nhỏ ở độ tuổi 2 – 3 tuổi, một bạn ở nhà với ông bà đã già và một bạn được đến trường, đươc đọc sách, được thường xuyên tiếp xúc với mọi người xung quanh sẽ thấy điều này.
Trong thế giới của bạn nhỏ ở nhà chỉ có ông bà, cha mẹ hay anh chị. Phần lớn thời gian con tự chơi hoặc xem ti vi và đôi khi trò chuyện với mọi người trong nhà. Sự hiểu biết của con chỉ đơn giản xoay quanh những kiến thức trong gia đình, các nhân vật hoạt hình hay những điều mà ông bà nhắc tới, thiếu thực tế và không đầy đủ.
Trong khi, bạn nhỏ đến trường được học những bài học về các chủ đề đa dạng, được cảm nhận, được nhìn và được thực hành. Đồng thời, sự hỗ trợ đồng hành của cha mẹ trong việc cùng con học, cùng con đọc làm cho thế giới quan của con phát triển. Con biết và hiểu nhiều hơn. Con ham học hỏi và hấp thụ những kiến thức được truyền đạt nhanh thông qua thực hành, thông qua việc tiếp xúc với tình huống thực tế và sự đa dạng các mối quan hệ như với thầy cô, với bạn bè bên cạnh với những người trong gia đình
5 lợi ích lớn nhất của một nền tảng giáo dục sớm chất lượng với trẻ, theo chuyên gia giáo dục, là giúp trẻ có sự tập trung; rèn tính kiên trì; phát triển sự tự tin; hòa nhập xã hội tốt và giúp bé tôn trọng mọi người.
Đầu tư giáo dục sớm cho con thế nào là hợp lý?
Chắc hẳn nhiều cha mẹ từng nghe qua câu chuyện, cô bé hỏi cha mình mỗi ngày kiếm được bao nhiêu tiền, sau đó mang hết tiền tiết kiệm của mình đưa cho cha, "mua" một ngày để được chơi với cha trọn vẹn.
Cuộc sống vội vã khiến thời gian cha mẹ và các bé dành cho nhau trở nên hiếm hoi. Một số bậc phụ huynh sẽ cố gắng bù lại sự thiếu thốn thời gian dành cho con, bằng việc tìm kiếm môi trường học tập tốt, mong muốn trường học sẽ phần nào giúp cha mẹ bù đắp lại những điều không có đủ thời gian chia sẻ cùng con.
Theo đánh giá của chuyên gia, sự đầu tư của phụ huynh với một đứa trẻ không chỉ ở việc cho con một cuộc sống đầy đủ, đi học ở một trường cao cấp. Cha mẹ còn cần dành sự quan tâm, thời gian và tình yêu cho con. Thiếu đi một trong hai yếu tố, đều sẽ có những nhược điểm.
Một đứa trẻ chỉ gặp cha mẹ lúc ngủ hay thường xuyên bị cha mẹ áp đặt yêu cầu, khiển khách, đánh đòn và không quan tâm tới cảm xúc của con thường gặp phải một số vấn đề về thể chất và tâm lý, gây ra nhiều hệ lụy. Trẻ có thể thu mình, ngại giao tiếp, bày tỏ cảm xúc, sức khỏe thể chất và tinh thần đều suy giảm, hình thành tâm lý chống đối, ảnh hưởng đến giai đoạn dậy thì và khi trưởng thành.
Nhắc đến tầm quan trọng của đồng hành của cha mẹ trong giai đoạn đầu đời, có thể kể đến Adora Svitak, nhà văn 26 tuổi. Cô xuất bản hai cuốn sách khi mới 11 tuổi, được mời đi khắp thế giới để diễn thuyết hàng trăm lần.
Cha mẹ của Adora là những phụ huynh trung lưu, và đều không phải là nhà văn hay người diễn thuyết, nhưng họ tạo tiền đề cho thành tựu của cô. Mỗi đêm, hai vợ chồng dành hơn một tiếng để đọc những cuốn sách thú vị và hấp dẫn cho con từ lúc 1 tuổi, khuyến khích con viết sớm, đưa ra lời khuyên và bài học cho con về nhân sinh quan từ khi con chưa biết nói.
Cha mẹ của Adora, như rất nhiều phụ huynh của những em bé tài năng khác, đều nhận thức rõ, một số sự phát triển nhận thức quan trọng nhất của trẻ xảy ra trong những năm mẫu giáo và tuổi thơ của các con sẽ không bao giờ quay trở lại.
Hãy tưởng tượng lần đầu bé biết đếm từ 1 đến 10, biết tự rửa tay sau khi ăn, lần đầu bé đi thăm sở thú và nhìn thấy một chú công đang xòe chiếc đuôi rực rỡ và kể lại nhưng không được cha mẹ lắng nghe, đón nhận. Thì chắc chắn sau này, sự kết nối với cha mẹ dần lỏng lẻo, và khi lớn lên, con cũng không đủ tin tưởng để kể cho cha mẹ về những tâm tư, khó khăn hay ước mơ của mình.
Bằng cách đóng vai trò tích cực trong quá trình giáo dục mầm non, cha mẹ không chỉ hiểu rõ năng lực trí tuệ thể chất, mà còn trở thành người đồng hành lâu dài với con trong bất cứ giai đoạn nào trong đời. Bởi cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên và tốt nhất của con cái họ. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng sẽ mang lại những phần thưởng vô cùng ngọt ngào và to lớn.
Ba mẹ có thêm 1 dịp cùng ngồi lại với nhau, soi chiếu và khám phá những gì là quan trọng nhất trong 6 năm đầu đời của con trẻ. Đó là kỳ vọng mà cô trò nhà Sakura Montessori mong muốn thực hiện qua chiến dịch "6 năm đầu vững bước - Thổi bừng ước mơ con", được khởi xướng trong tháng 12 này. Mời ba mẹ và các con cùng đón xem:
20:00 | Thứ Ba, ngày 19/12/2023 tại: Sakura Montessori International School