Nước tiểu có bọt: cần đi khám sớm
Nước tiểu có sủi bọt thường là trong người có mức proteinuria hay còn gọi là hàm lượng protein trong nước tiểu quá nhiều
Bác sĩ ơi, mỗi khi tôi đi tiểu, nước tiểu luôn luôn có bọt trắng phía trên, tôi có bị bệnh gì không hay vẫn bình thường? Xin bác sĩ giải thích. Cảm ơn bác sĩ.(Tuấn D, 29 tuổi, Đà Nẵng).
Trả lời:
Bạn Tuấn D thân mến, nước tiểu có sủi bọt thường là trong người có mức proteinuria, hay còn gọi là hàm lượng protein trong nước tiểu, quá nhiều.
Để khẳng định chắc chắn xem liệu có protein trong nước tiểu của bạn hay không, bạn nên đi khám để được kiểm tra kỹ lưỡng, đặc biệt thăm khám tại chuyên khoa liên quan đến các cơ quan thận.
Nếu có quá nhiều bọt trong nước tiểu của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá cụ thể để tiến hành điều trị sớm nếu cần thiết.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, có nhiều bạn hỏi về hiện tượng nước tiểu có màu hơi đỏ hoặc màu nâu, liệu có phải do trong thực đơn ăn uống có gì bất thường?
Đúng vậy, nước tiểu có màu rất có thể là do chế độ ăn uống của bạn. Nếu bạn cảm thấy trong nước tiểu của bạn có màu như màu máu, bạn phải ngay lập tức tìm kiếm nguyên nhân.
Nước tiểu thiên về màu nâu nhưng có các giọt máu li ti nên được kiểm tra trong phòng thí nghiệm, sau đó tìm kiếm sự tư vấn của chuyên khoa tiết niệu.
Nên nhớ, loại thuốc, đồ ăn thức uống bạn tiêu thụ gần nhất có thể khiến nước tiểu của bạn đổi màu. Do đó, không nên quá lo lắng nếu đó không phải là hiện tượng đổi màu kèm theo máu trong nước tiểu của bạn.
Thông thường, có máu là dấu hiệu của hiện tượng nhiễm trùng đường tiểu. Nếu mùi nước tiểu quá hắc hoặc thậm chí là cay có thể do bạn bị nhiễm trùng hoặc có sỏi ở bàng quang.
Bệnh nhân tiểu đường cũng có thể có nước tiểu có mùi và vị ngọt (nhận thấy nếu có kiến quanh vùng có nước tiểu) do hàm lượng đường quá mức.
Hy vọng câu trả lời có ích cho bạn.
Trả lời:
Bạn Tuấn D thân mến, nước tiểu có sủi bọt thường là trong người có mức proteinuria, hay còn gọi là hàm lượng protein trong nước tiểu, quá nhiều.
Để khẳng định chắc chắn xem liệu có protein trong nước tiểu của bạn hay không, bạn nên đi khám để được kiểm tra kỹ lưỡng, đặc biệt thăm khám tại chuyên khoa liên quan đến các cơ quan thận.
Nếu có quá nhiều bọt trong nước tiểu của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá cụ thể để tiến hành điều trị sớm nếu cần thiết.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, có nhiều bạn hỏi về hiện tượng nước tiểu có màu hơi đỏ hoặc màu nâu, liệu có phải do trong thực đơn ăn uống có gì bất thường?
Đúng vậy, nước tiểu có màu rất có thể là do chế độ ăn uống của bạn. Nếu bạn cảm thấy trong nước tiểu của bạn có màu như màu máu, bạn phải ngay lập tức tìm kiếm nguyên nhân.
Nước tiểu thiên về màu nâu nhưng có các giọt máu li ti nên được kiểm tra trong phòng thí nghiệm, sau đó tìm kiếm sự tư vấn của chuyên khoa tiết niệu.
Nên nhớ, loại thuốc, đồ ăn thức uống bạn tiêu thụ gần nhất có thể khiến nước tiểu của bạn đổi màu. Do đó, không nên quá lo lắng nếu đó không phải là hiện tượng đổi màu kèm theo máu trong nước tiểu của bạn.
Thông thường, có máu là dấu hiệu của hiện tượng nhiễm trùng đường tiểu. Nếu mùi nước tiểu quá hắc hoặc thậm chí là cay có thể do bạn bị nhiễm trùng hoặc có sỏi ở bàng quang.
Bệnh nhân tiểu đường cũng có thể có nước tiểu có mùi và vị ngọt (nhận thấy nếu có kiến quanh vùng có nước tiểu) do hàm lượng đường quá mức.
Hy vọng câu trả lời có ích cho bạn.
Cà chua chứa một lượng beta-carotene cao, có thể là một yếu tố góp phần làm cho nước tiểu có màu vàng cam hoặc tối