Nước mắt... vợ chồng "hờ"
"Chồng" cá độ, đề đóm, "vợ" cặp kè người khác moi tiền nuôi con, rồi ra trường đường ai nấy đi, cháu trả về "các cụ" ... không còn là chuyện hy hữu ở các cặp "vợ chồng" sinh viên!
Sống thử, đẻ thật
Lan ở với Hoàng với lý do “đằng nào mình chẳng cưới nhau” mà Hoàng luôn nói.
Mai lại có một nỗi đau khác. Trở thành “người nhà” khi vừa tròn hai tháng yêu, tình yêu của Ngọc và Mai đang đẹp đẽ bỗng xuất hiện kẻ thứ ba – Ly hớp hồn Ngọc. Mai ghen tuông, khóc lóc khiến Ngọc mệt mỏi, chàng càng bùng lên quyết tâm chia tay.
Giờ đây, Mai đau đớn khi hàng ngày “câm nín nhìn anh đi bên người” và trở thành tâm điểm cho những câu chuyện không biết bao giờ dứt của các cô bạn thân với Ly.
Vẫn giấu trong tim bóng một người
Nỗi ám ảnh không còn nguyên vẹn, nỗi đau mất niềm tin là ám ảnh lớn nhất của những cô gái “hậu sống thử”.
Vết thương chưa lành sẹo khiến Mai không dám nhận lời yêu. Đến “cái tuổi nó đuổi xuân đi”, bố mẹ thúc giục, Lan mới nhận lời yêu Thạch. Cô không giấu giếm quá khứ khi chỉ còn một tháng nữa là lên xe hoa. Song tính ích kỉ và bất ngờ vì “đổ vỡ niềm tin” khiến Thạch không chấp nhận. Lan ngậm ngùi nhìn chiếc áo cô dâu…
Khác với Lan, Mai có quan điểm khá thoáng: “Tốt nhất để quên một người là cặp kè với người khác”. Thế nhưng, cô không sao quên được người tình cũ với những kỉ niệm khó phai.
Một năm sau ngày chia tay Ngọc, cô thay đến 4 người yêu. Và với ai cô cũng yêu “hết mình”. Vì thế, trong mắt mọi người, Mai giống “gái bao”. Chỉ khi vào blog của Mai mọi người mới hiểu, đằng sau sự bất cần đời ấy là một trái tim đang đau nhói vì bị phụ bạc.
Nỗi đau
Lan, Mai chỉ là hai trong số rất nhỏ các cô gái gánh chịu những nỗi đau tinh thần của hậu sống thử. Điều đáng buồn là các cô vốn không phải sinh viên đua đòi, ăn chơi, có chăng chỉ yêu… quá hết mình.
Sống thử như đã trở thành “trào lưu”, “mốt” trong giới trẻ. Vì thế, để theo kịp thời đại, nhiều bạn trẻ sẵn sàng lao vào cho “biết mùi đời” dù chưa được chuẩn bị kĩ về tâm sinh lý, kĩ năng sống…
Hậu quả của sống thử không phải sinh viên không biết. Họ đủ tuổi để nhận thức và chịu trách nhiệm trước những việc mình làm. Nhưng dường như, các bạn mới nghĩ đơn giản rằng hậu quả của sống thử là dẫn đến nạo hút thai... Nhưng còn cả những hậu họa không phải lúc nào cũng phòng tránh được như các bệnh lây qua đường sinh dục, viêm nhiễm đường sinh sản hay những ám ảnh về tinh thần suốt đời. Quan niệm tình yêu bị vẩn đục.
Theo số liệu của Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Ánh Sáng, có đến 80% sinh viên đã sống thử, nhưng chỉ 10 - 15 % đi đến hôn nhân. Và 10 - 15% “kết thúc có hậu” này có chắc hạnh phúc không khi M.A - cựu sinh viên vừa lập gia đình sau ngày phát bằng cho biết: “Đêm tân hôn, sau khi đếm phong bì, cả hai chúng tôi lăn ra ngủ, cũng chẳng ai nghĩ đến nghỉ tuần trăng mật”.
Bà Y - mẹ N - một chàng trai đã từng sống thử với vợ trước khi cưới nói: “Dẫu biết lỗi là con trai mình, nhưng tôi vẫn chẳng ưa gì những cô gái sống với người yêu thế. Con, cháu mình thì đành chấp nhận thôi!”.
Xã hội Việt Nam vẫn còn những “quan niệm cổ truyền” như vậy, thì liệu các cô gái theo trào lưu “Tây hoá” có hạnh phúc không? Thiết nghĩ mỗi bạn trẻ đều đã có câu trả lời.