Núi lửa cao nhất châu Âu Etna “thức giấc"

Quỳnh Chi ,
Chia sẻ

Etna, ngọn núi lửa cao nhất và hoạt động mạnh nhất châu Âu, đã "thức giấc" vào sáng 28/2 (theo giờ địa phương), phun trào tro bụi đen đặc lên bầu trời.

Vụ phun trào mới nhất của núi lửa Etna đã không gây thương vong về người. Cư dân sống ở khu vực gần núi lửa không phải đi sơ tán.

Núi lửa cao nhất châu Âu Etna “thức giấc - Ảnh 1.

Vụ phun trào này không gây thương vong về người. (Ảnh: AP)

Trước đó, vào ngày 16/2, núi lửa Etna đã bắt đầu hoạt động, phun trào nhiều lần, trong đó có thời điểm phun dung nham cao tới 400m. Sau đó, hoạt động của núi lửa này bùng nổ dữ dội hơn. Các dòng dung nham rực lửa thắp sáng bầu trời đêm với màu sắc cam và đỏ. May mắn là dung nham từ trên núi Etna chủ yếu phun về phía các sườn núi không có người ở. 

Những dòng dung nham đã để lại nhiều vùng đất canh tác màu mỡ. Cây táo và cây có múi sinh sôi nảy nở. Rượu vang đỏ và rượu vang trắng là loại rượu vang phổ biến nhất của Sicily (Italy) được làm từ nho được trồng trên sườn núi lửa này.

Núi lửa cao nhất châu Âu Etna “thức giấc - Ảnh 2.

Núi lửa Etna hoạt động, phun trào dung nham và tro bụi. (Ảnh: AP)

Trước đây, trong những đợt núi lửa Etna phun trào, sân bay tại Catania, thành phố lớn nhất phía Đông Sicily, đã phải đóng cửa trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Nguyên nhân là do tro bụi núi lửa phun ra không trung khiến việc bay qua khu vực này trở nên nguy hiểm. Trong đợt núi lửa hoạt động phun trào gần đây, sân bay cũng đã đóng cửa.

Núi lửa cao nhất châu Âu Etna “thức giấc - Ảnh 3.

Các dòng dung nham rực lửa thắp sáng bầu trời đêm. (Ảnh: AP)

Núi lửa Etna cao 3.350m trên mực nước biển và bao phủ diện tích 35km2. Tro bụi và đất đá đã phủ kín nhiều con đường ở những thị trấn tại Italy. Hiện người dân tại các khu vực bị ảnh hưởng đang khắc phục hậu quả vụ núi lửa phun trào.


Chia sẻ