Nữ y tá cảnh báo dấu hiệu đáng lo ngại ở cổ, nếu có thì tuyệt đối không được làm ngơ

Trà My,
Chia sẻ

Theo nữ y tá, đây có thể là dấu hiệu của một ‘căn bệnh thầm lặng’ đang tiến triển mà bạn không hề biết.

Mới đây, một y tá người Anh cảnh báo về một "căn bệnh thầm lặng" có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được quản lý tốt. Nữ y tá cho biết căn bệnh này có một dấu hiệu ở cổ mà mọi người không nên bỏ qua.

Y tá Kristine Dutton, làm việc tại Trung tâm Y tế Riverside Mathews, Mỹ, giải thích: "Huyết áp cao được biết đến như một căn bệnh thầm lặng vì bạn có thể không cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào cả".

Tuy nhiên, có một số dấu hiệu đáng chú ý của huyết áp cao mà bạn có thể nhận thấy, ví dụ như mạch đập mạnh ở cổ. Nữ y tá Dutton khuyên nếu bạn thấy triệu chứng này, bạn nên kiểm tra huyết áp của mình càng sớm càng tốt.

Nữ y tá cảnh báo dấu hiệu đáng lo ngại ở cổ, nếu có thì tuyệt đối không được làm ngơ - Ảnh 1.

Có một số dấu hiệu đáng chú ý của huyết áp cao mà bạn có thể nhận thấy, ví dụ như mạch đập mạnh ở cổ. (Ảnh minh họa)

Các dấu hiệu khác của huyết áp cao có thể bao gồm:

- Nhức đầu mức độ vừa hoặc nặng

- Lo lắng

- Khó thở

- Chảy máu cam

- Đánh trống ngực.

Nữ y tá cảnh báo dấu hiệu đáng lo ngại ở cổ, nếu có thì tuyệt đối không được làm ngơ - Ảnh 2.

Y tá Kristine Dutton, làm việc tại Trung tâm Y tế Riverside Mathews, Mỹ.

Theo Tổ chức Tim mạch Anh, huyết áp cao ảnh hưởng đến khoảng 14,4 triệu người ở Anh, nhưng khoảng 9 triệu người trong số đó không biết mình mắc bệnh.

Huyết áp cao là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch tăng cao hơn so với mức bình thường. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cho biết nếu không được quản lý thích hợp, huyết áp cao có thể dẫn đến:

- Bệnh tim

- Đau tim

- Đột quỵ

- Suy tim

- Bệnh động mạch ngoại biên

- Phình động mạch chủ

- Bệnh thận

Yếu tố nguy cơ của huyết áp cao

Mặc dù không có lý do cụ thể nào có thể xác định được nguyên nhân gây tăng huyết áp, nhưng có nhiều yếu tố có thể dẫn đến sự phát triển của tình trạng này. Các yếu tố đó bao gồm mức độ căng thẳng cao, béo phì, trên 65 tuổi và không tập thể dục đủ.

Những người hút thuốc, uống quá nhiều rượu bia hoặc đồ uống có chứa caffeine và tiêu thụ quá nhiều muối cũng có nguy cơ bị cao huyết áp cao hơn.

Cho dù bạn có mắc cao huyết áp hay không, cách tốt nhất để chăm sóc bản thân là có lối sống lành mạnh.

Những cách cải thiện huyết áp bao gồm tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần và không hút thuốc. Các biện pháp khác là ăn uống lành mạnh và giảm mức độ căng thẳng.

(Nguồn: Express)

Chia sẻ