Nữ tài xế bị cưỡng bức: Câu chuyện cảnh tỉnh hay là sự trả thù tàn bạo?

Phăng,
Chia sẻ

Mấy ngày nay, câu chuyện về nữ tài xế xe bus lan truyền trên mạng đã gây tác động lớn đến cảm xúc và suy nghĩ của độc giả.

Câu chuyện xảy ra trên một chuyến xe bus đường núi đồi, nữ lái xe bus bị 3 kẻ du côn ép xuống đường cưỡng bức, trong số hành khách chỉ có một người đứng ra bảo vệ cô gái nhưng không thành. Sau đó nữ lái xe bus đã trả người bảo vệ mình ra khỏi xe để lao xe xuống vực thẳm chết chung với 3 kẻ du côn và đám người vô cảm bạc nhược.


Ảnh minh hoạ.

Hơn 5 nghìn lượt bình luận trên yahoo, hàng nghìn lượt chia sẻ và bình luận đã xuất hiện và nối dài trên tường của các facebook trong vài ngày trở lại đây. Và hàng nghìn câu hỏi bật ra: Bao nhiêu lần mình từng thờ ơ với những giây phút hoạn nạn, khó khăn của người khác? Mà bạn hoàn toàn có thể giúp đỡ? Đôi khi, chúng ta quá vô cảm với cuộc sống quanh mình!

Phần lớn các bình luận của độc giả và cộng đồng mạng đều rất đồng cảm với nữ tài xế và rất hả hê với kết cục của 3 kẻ du côn và 10 người khách hèn nhát. Mục đích của câu chuyện này là gì? Là luật nhân quả, là kết cục của sự thờ ơ vô cảm và sự vô cảm sẽ không có đất sống trong xã hội này? Hay đây là câu chuyện thiếu tính nhân văn với sự trả thù tàn bạo.

Cái kết của câu chuyện đã chỉ ra tính chất vô nhân đạo của một hành vi manh động tự phát. Cô gái phẫn uất vì bị cưỡng bức đã lao xe xuống vực, trên xe có tất cả 13 người bao gồm kẻ thủ ác. Những người đó phạm tội, họ sẽ bị trừng phạt và xét xử bởi luật pháp bằng những khung hình đã được soạn thảo và ghi nhận. Cô gái hay chúng ta không có quyền tước đi mạng sống của ai trong 13 người đó. Những gì ta cố làm để trừng trị những kẻ hiếp dâm và hèn nhát chỉ đơn thuần là hành động thiếu lý trí trong thời điểm bùng phát cảm xúc. Để thực thi công lý, xã hội đã giao trách nhiệm cho cảnh sát và quan toà.

Xã hội phát triển thì tất yếu còn có nhiều mặt trái nhưng không phải vì thế mà chúng ta,và những người xung quanh chúng ta đánh mất đi niềm tin về tính nhân văn hay tình người. Cách đây không lâu, vào ngày 8/9, người dân ở Bình Sơn, Quảng Ngãi cũng không khỏi đau lòng khi em Trần Văn Nguyên (14 tuổi, học sinh lớp 7 Trường THCS Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) phải đối mặt với tương lai trong đời sống thực vật, hậu quả của việc dũng cảm cứu bạn thoát khỏi dòng nước cuồn cuộn chảy xiết. Khi dìu bạn vào được đến bờ cũng là lúc em bị kiệt sức, chìm nghỉm giữa dòng nước giá lạnh.

Hay như câu chuyện có hậu của "Duyệt Duyệt Việt Nam", - Hồ Thị Thu Hương bị tai nạn trên quốc lộ 1A. Trên đường có rất nhiều xe container và một số người đi xe máy qua lại. Nhưng tất cả mọi người chỉ ngó qua rồi đi hoặc đứng đằng xa trông lại mà sợ không dám đến gần người bị tai nạn. Và em Hương trong tình trạng nguy kịch đã được hai sinh viên Nguyễn Công Hiến và Nguyễn Viết Sơn đưa đến bệnh viện cấp cứu.


Nguyễn Công Hiến và Nguyễn Viết Sơn.

Đơn giản như một phần cơm trưa với giá 2.000 đồng, một bình nước miễn phí làm mát lòng Hà Nội và Sài Gòn không chỉ là sự chia sẻ khó khăn với người nghèo mà đằng sau đó còn ẩn chứa thông điệp tình người cao cả của những tấm lòng nhân ái.

Tuy chỉ có giá 2.000 đồng nhưng thực đơn của mỗi phần ăn đều có đầy đủ món mặn, món xào, canh và trái cây như mọi suất ăn bình thường khác.

Câu chuyện thương tâm của nữ lái xe bus

Một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi. Giữa đường, ba kẻ du côn có vũ khí để mắt tới cô lái xe xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Tất nhiên là cô lái xe kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.

Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay; nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.

Một giờ sau, ba tên du côn và cô lái xe tơi tả trở về xe và cô sẵn sàng cầm lái tiếp tục lên đường… - “Này ông kia, ông xuống xe đi!” cô lái xe la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình. Người đàn ông sững sờ, nói: - “Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?” -“Cứu tôi ư? Ông đã làm gì để cứu tôi chứ?” Cô lái xe vặn lại, và vài hành khách bình thản cười. Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ. Ông từ chối xuống xe, và nói: “Tôi đã trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe.” Cô lái xe nhăn mặt nói: “Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy.”

Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói: - “Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa!”. Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe.

Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: -“Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ!” Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe. Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ.

Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút. Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô. Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô lái xe: “Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả?”. Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài vực như mũi tên bật khỏi cây cung. Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”. Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng.

Người đàn ông đã bị đuổi xuống xe đọc tờ báo và khóc. Không ai biết ông khóc cái gì và vì sao mà khóc!
Chia sẻ