Nữ sinh đỗ ĐH Thanh Hoa nhưng bố mẹ nhất quyết không cho nhập học, nguyên nhân làm bùng lên tranh cãi
Dù đỗ vào ngôi trường danh tiếng nhất Trung Quốc, lựa chọn của nữ sinh này lại bị phản đối.
Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh là hai ngôi trường top đầu tại Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung. Sinh viên đỗ vào những trường này đều được coi là những người xuất chúng nhất và luôn đảm bảo tương lai sẽ nhận được sự kính trọng cũng như cơ hội việc làm tốt. Các nhà tuyển dụng Trung Quốc cũng đánh giá rất cao ngôi trường của ứng viên, nhất là với các sinh viên mới tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm.
Thế nhưng một nữ sinh dự thi đại học năm nay tên Hà Lâm ở thành phố Bình Đỉnh Sơn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã gặp phải tình cảnh éo le là đủ điểm đỗ Đại học Thanh Hoa nhưng lại bị gia đình ngăn cản nhập học. Hà Lâm đã vượt qua kỳ thi tuyển sinh đại học với số điểm rất cao là 693 điểm. Cô được nhận vào lớp thực nghiệm chuyên ngành hóa học kỹ thuật của Thanh Hoa. Đây là chuyên ngành mà Hà Lâm yêu thích, cảm thấy năng lực phù hợp và tự nguyện đăng ký cho mình.
Việc một cô gái đến từ tỉnh lẻ đỗ Đại học Thanh Hoa thông thường phải là niềm hạnh phúc lớn của gia đình. Đáng tiếc là khi nhận được kết quả, cha mẹ Hà Lâm không những không chúc mừng con mà còn phản đối việc cô vào Thanh Hoa.
Điểm thi tuyển sinh đại học của Hà Lin là 693 điểm, theo số điểm này, cô không đảm bảo sẽ vào Đại học Thanh Hoa, nhưng cô đã được nhận vào "lớp hóa học thực nghiệm kỹ thuật" của Thanh Hoa, ngành Hóa sinh, vẫn rất tốt.
Tuy nhiên, trong mắt người khác, chuyên ngành này là "ngành học vô dụng" - ý chỉ tất cả các chuyên ngành khó tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, công việc vất vả, lương thấp và làm thêm giờ nghiêm trọng. Giáo viên cấp 3 của Hà Lâm cũng cho rằng ngành Hóa sinh thuộc top ngành học vô dụng, không khuyến khích học sinh đăng ký thi.
Điều kiện gia đình của Hà Lâm không tốt, thậm chí có thể coi là khá nghèo. Cô sinh ra ở một ngôi làng nhỏ ngoại ô thành phố. Ở một nơi khó khăn như vậy, Hà Lâm đã phải nỗ lực và chăm chỉ rất nhiều mới có thể có được thành tích đáng nể như vậy.
Gia đình nữ sinh có 3 người con, mẹ làm nội trợ, chỉ có cha là người lao động duy nhất trong nhà. Vì vậy cha mẹ luôn đặt kỳ vọng lên con gái rằng cô có thể ra trường nhanh chóng để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Trong khi đó, chuyên ngành mà cô lựa chọn lại là ngành vô cùng đặc thù, thiên về nghiên cứu, khó xin việc làm sau khi tốt nghiệp. Ngay cả nếu có xin được việc thì chắc chắn mức lương ban đầu cũng sẽ không cao.
Hiện tại, truyền thông chưa biết Hà Lâm đã đưa ra quyết định cuối cùng như thế nào. Câu chuyện này đã dấy lên một cuộc tranh luận trên mạng xã hội. Nhiều người đã chỉ trích cha mẹ Hà Lâm thực dụng và cho rằng chuyên ngành hóa sinh của Thanh Hoa chắc chắn sẽ khác với chuyên ngành hóa sinh của các trường khác. Với thanh danh của Thanh Hoa, sinh viên tốt nghiệp dù học ngành gì cũng không cần lo lắng về việc làm của mình.
Cũng có một số người khác đưa ra ý kiến rằng chuyên ngành đại học có thể ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ tương lai về sau của một người. Với hoàn cảnh khó khăn như Hà Lâm, việc cha mẹ cô mong con bỏ qua sở thích bản thân mà lựa chọn thực tế hơn không sai. Nữ sinh này đã mù quáng chạy theo đam mê của mình mà không cân nhắc đến điều kiện gia đình.
Dẫu vậy, dù chọn chuyên ngành gì thì cũng cần cân nhắc kỹ càng. Nếu phải học ngành không yêu thích thì sinh viên có thể không thể phát huy hết khả năng của mình. Có tài năng thì dù ở đâu và học ngành gì cũng có thể tỏa sáng và kiếm được công việc lý tưởng sau khi tốt nghiệp.
Nguồn: Sohu