Nữ sinh đại học trong kỳ án đầu độc 30 năm trước vừa qua đời: 1 thiếu sót của cha mẹ khi dạy con có thể dẫn đến bi kịch

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Ghen tỵ là bản năng, nhưng một khi ghen tỵ phát triển thành oán giận, chúng ta sẽ trở thành con rối cho cảm xúc của mình.

Trong một bài viết đăng tải trên mạng xã hội Weibo ngày 23/12, Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) thông báo, Zhu Ling - một cựu sinh viên của trường đã qua đời một ngày trước đó, thọ 50 tuổi. Cái chết của Zhu Ling đánh dấu việc kỳ án liên quan đến cô vẫn chưa có lời giải sau 30 năm. Những hoài nghi, tranh cãi bắt đầu khi Zhu Ling, cô sinh viên năm thứ 2 xinh đẹp, xuất sắc của khoa Hóa trường Đại học Thanh Hoa bị đầu độc một cách bí ẩn vào năm 1994.

Những dấu hiệu kỳ lạ

Vào một khoảng thời gian năm 1994, Zhu Ling - sinh viên tài năng của Đại học Thanh Hoa bỗng dưng thấy thường xuyên bị đau bụng, rụng tóc và nhiều triệu chứng khó hiểu khác. Cô đã phải chịu đựng những chứng bệnh kỳ lạ nhiều tháng liền, rồi rơi vào trạng thái hôn mê trước khi căn nguyên gây bệnh được phát hiện.

Nữ sinh đại học trong kỳ án đầu độc 30 năm trước vừa qua đời: 1 thiếu sót của cha mẹ khi dạy con có thể dẫn đến bi kịch - Ảnh 1.


Theo truyền thông Trung Quốc, kết quả kiểm tra sau đó xác định đây là các dấu hiệu của việc nhiễm độc thallium, một chất cực độc thường được sử dụng trong thuốc diệt chuột và côn trùng. Việc nhiễm độc cuối cùng đã khiến Zhu Ling bị mù, trong khi trí não của cô chỉ còn như một đứa trẻ 6 tuổi. Bất chấp nhiều nghi ngờ về hành vi chơi xấu và sự vào cuộc của cảnh sát, không có bất kỳ nghi phạm nào từng bị bắt giữ.

Theo Tân Hoa Xã, sau vụ đầu độc, cảnh sát đã điều tra một trong những người bạn cùng phòng của Zhu Ling có tên Sun Wei, nhưng sau đó loại bỏ cô gái này khỏi danh sách nghi phạm với lí do thiếu bằng chứng. Song, nhiều người vẫn nghi ngờ Sun Wei được xóa bỏ cáo buộc nhờ gia đình thế lực và có nhiều mối quan hệ.

“Phía trường đại học nói với chúng tôi rằng Sun Wei đang làm nghiên cứu cùng một giáo sư vào thời điểm đó. Như vậy, cô ta là người duy nhất có quyền tiếp cận với thallium", mẹ của Zhu Ling cho hay.

Tuy nhiên, Sun Wei nhiều lần quả quyết trên diễn đàn thảo luận trực tuyến Tianya của Trung Quốc rằng, cô không liên quan đến vụ đầu độc Zhu Ling và bản thân cũng không có hiềm khích hay tư thù gì với người bạn này. Sun Wei nói thêm, cô không phải là sinh viên duy nhất có thể tiếp cận với chất độc thallium.

Năm 2006, Sun Wei kể, gia đình đã thay mặt cô gửi đơn kiến nghị cảnh sát mở lại cuộc điều tra để “tìm ra sự thật”. Đến năm 2013, khi một vụ đầu độc chấn động ở Thượng Hải một lần nữa dấy lên những câu hỏi về trường hợp của Zhu Ling, Sun Wei tái xuất trên diễn đàn Tianya và viết: “Tôi, hơn ai hết, muốn đưa thủ phạm thực sự ra trước công lý”.

Câu chuyện thương tâm của Zhu Ling đã thu hút sự chú ý của dư luận Trung Quốc trong 3 thập kỷ qua, đồng thời làm dấy lên sự phẫn nộ và những lời kêu gọi công lý và trách nhiệm giải trình.

Bi kịch do lòng ghen tị và hận thù

Zhu Ling không phải ngộ độc một lần với liều lượng lớn mà ngộ độc tới 25 lần trong khoảng thời gian khoảng 4 tháng (tháng 9 đến tháng 12). Sau lần đầu độc đầu tiên, Zhu Ling đã đến bệnh viện để điều trị. Tình trạng được cải thiện, cô trở lại trường học. Không ngờ chỉ trong vòng vài ngày, chất độc đã tăng cường, khiến tình trạng của Zhu Ling xấu đi rõ rệt.

Ngay cả ở trường Thanh Hoa toàn sinh viên tài năng, Zhu Ling vẫn rất nổi bật, không chỉ có thành tích tốt mà còn giỏi thể thao và nghệ thuật. Cô vốn tỏa sáng như mặt trời nhưng lại bị một mũi tên ghen tỵ từ trên trời bắn xuống, kéo xuống vực sâu.

Theo Bei Zhi Cheng, bạn cùng lớp thời trung học của Zhu Ling, trong quá trình tìm ra kẻ sát nhân thực sự, anh đã đến thăm hai Giáo sư điều tra tội phạm tại Đại học Công an. Các Giáo sư chỉ ra rằng động cơ phạm tội của sinh viên đại học khác với động cơ phạm tội trong xã hội. Nạn nhân không nhất thiết giống nhau, có hận thù sâu sắc, nhưng tâm lý học sinh tương đối mong manh, lý do ghen tỵ cũng muôn màu muôn vẻ.

Trên thực tế, ghen tị là bản năng của hầu hết con người, dù là học sinh hay người lớn, chưa trưởng thành về mặt tinh thần thì khó tránh khỏi nảy sinh cảm xúc này. Và sự ghen tị thường xảy ra giữa những người quen nhau. Ví dụ, chúng ta sẽ không ghen tị với chỉ số IQ cao của Einstein, cũng không ghen tị với tài năng nghệ thuật của Da Vinci, mà chúng ta sẽ ghen tị với những bạn cùng lớp xung quanh có điểm cao hơn bạn, đồng nghiệp được sếp đánh giá cao và thăng tiến.

Ghen tỵ là bản năng, nhưng một khi ghen tỵ phát triển thành oán giận, chúng ta sẽ trở thành con rối cho cảm xúc của mình, có thể gây hại cho bản thân và người khác.

Vậy sự oán giận xảy ra trong hoàn cảnh nào? Triết gia người Đức Max Scheler đã chỉ ra rằng trong việc so sánh đạo đức giá trị của chính mình và giá trị của người khác, phương pháp hiểu của những người so sánh là khác nhau. Nó được chia thành người lịch sự và người thô lỗ.

Người lịch sự biết giá trị bản thân mình nằm ở đâu, giá trị bản thân không đến từ việc so sánh với người khác. Kiểu người này cũng không lo lắng về sự ghen tị và oán giận vì so sánh. Hơn nữa, họ có thể thoải mái thừa nhận, đánh giá cao và tiếp thu những đức tính tốt của người khác.

Max Scheler tiếp tục giải thích: Nhưng thật không may, những người thô lỗ chiếm 99,999% thế giới này, và họ xác định giá trị thông qua so sánh giá trị. Họ tin rằng mình phải chiến thắng người khác để có giá trị.

Đồng thời, sự so sánh giá trị của những người thô lỗ cũng được chia thành hai loại: Một loại là tâm lý của kẻ mạnh, một là tâm lý của kẻ yếu. Một người mạnh mẽ sẽ biến "không đủ giỏi" thành động lực để không ngừng hoàn thiện bản thân, trong khi một người yếu đuối sẽ cảm thấy xấu hổ về bản thân vì biết rằng dù có thế nào đi nữa thì mình cũng không thể thắng được người khác. Để loại bỏ sự căng thẳng của sự so sánh giá trị này, sự oán giận bắt đầu nảy sinh, hoặc anh ta sẽ hạ thấp người bị so sánh, tức là nói xấu sau lưng để phỉ báng họ.

Tuy nhiên, nếu ghen tị là không thể tránh khỏi và không thể trở thành người lịch sự trong số 0,0001% còn lại, thì ít nhất chúng ta phải bám vào lương tâm và lòng tốt của mình. Hoặc dù có thuộc nhóm "người thô lỗ", chúng ta cũng phải là kiểu người "thô lỗ mạnh mẽ".

Đây cũng là bài học quan trọng chúng ta cần dạy cho con cái mình.

Khi con về nhà và nói rằng con ghen tị với các bạn cùng lớp, chúng ta không nên vội chỉ trích hay phủ nhận con mà trái lại, nên để con đối mặt và chấp nhận cảm xúc thật của mình. Bởi vì việc kìm nén một cảm xúc tồi tệ cũng giống như việc đập một con chuột chũi. Bạn nghĩ mình đã đánh bại nó vào lúc này, nhưng nó sẽ bùng phát vào lúc khác, thường là vào thời điểm tồi tệ hơn nhiều.

Chỉ bằng cách chấp nhận những cảm xúc tiêu cực, chúng ta mới có thể đối thoại và xây dựng tích cực với chính mình, đồng thời mới có thể chuyển hóa sự ghen tị tiêu cực thành động lực để làm việc chăm chỉ. Chúng ta cũng phải nhắc nhở con cái rằng dù ghen tị đến đâu thì điểm mấu chốt là phải luôn giữ lòng tốt, đạo đức và sự đồng cảm. Bởi vì đây là điều phân biệt con người chúng ta với những sinh vật khác.

Chúng ta cần giúp con nhận ra rằng bản chất con người rất phức tạp. Dù có tin tưởng và ca ngợi vẻ đẹp của thế giới cũng như sự cao siêu và uy nghiêm của bản chất con người đến mức nào thì xung quanh chúng ta cũng có những vùng đen tối. Nhiều vụ án đau lòng như học sinh bỏ thuốc tẩy vào đồ uống của bạn cùng lớp, sinh viên hàng đầu của Đại học Bắc Kinh bị bạn gái thao túng tâm lý khiến cô ấy phải kết thúc cuộc đời...

Nếu bạn có con, đặc biệt là con gái, đừng ngần ngại chia sẻ những sự kiện đời thực này với chúng. Ngoài sự lãng mạn và ngây thơ, thế giới còn có ác tâm và oán hận, và công lý không phải lúc nào cũng đánh bại được cái ác. Những sự việc xấu xa này là cơ hội để giáo dục đạo đức và bảo vệ con em chúng ta.

Chúng ta phải nói với con rằng điều kiện tiên quyết là phải tự bảo vệ mình. Ví dụ như khi nhận ra sự ác ý xung quanh mình, khi gặp một người đầy thù địch mà chúng ta không thể thay đổi được người kia thì có thể giữ khoảng cách với họ.

Chẳng hạn, khi Zhu Ling lần đầu tiên phải nhập viện vì ngộ độc, bi kịch có thể đã tránh được nếu cô chuyển ký túc xá hoặc chấp nhận học lại một năm sau đó.

Chia sẻ