Nữ giáo viên rơi lệ đến nhìn mặt hai người thân mất cách nhau 2 ngày: "Mùa xuân đầu tiên tôi không còn cha"

Hoàng Lê,
Chia sẻ

2 ngày sau khi cha qua đời, chú ruột của cô giáo Phan Thị Thùy Xuân (35 tuổi, quê Đồng Tháp) bất ngờ lên cơn đột quỵ và trút hơi thở cuối cùng. Nỗi đau chồng lấn nỗi đau nhưng gia đình ấy vẫn cố gắng làm theo di nguyện mà người nằm xuống để lại.

Chiều 16/1, buổi lễ Tri ân Người hiến thi hài cho y học tại Đại học Y Dược TP.HCM đã diễn ra vô cùng xúc động.

Nụ cười và nước mắt đã rơi khi quan khách đến dự đứng trước thi hài thân nhân, kể lại câu chuyện đớn đau nhưng rất đỗi tự hào mà người nằm xuống để lại cho đời.

Nữ giáo viên rơi lệ đến nhìn mặt hai người thân mất cách nhau 2 ngày: Mùa xuân đầu tiên tôi không còn cha - Ảnh 1.

Sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM bắt đầu buổi lễ Tri ân người hiến thi hài cho y học.

Nhất quyết không cắt ruột để được hiến xác

"Dưới quê lên đây, tôi thấy không khí Tết đã rộn ràng khắp nơi. Đây là mùa xuân đầu tiên chị em tôi không còn ba bên cạnh. 

Nữ giáo viên rơi lệ đến nhìn mặt hai người thân mất cách nhau 2 ngày: Mùa xuân đầu tiên tôi không còn cha - Ảnh 2.

Nữ giáo viên xúc động trong ngày gặp lại cha và chú.

Tôi hiểu rằng tất cả những người thân đang đứng đây tại buổi lễ tri ân này đều có cùng một nỗi đau như chúng tôi. Người thân của chúng ta đang nằm xuống đều đã thỏa mãn ước nguyện của mình. Đó là được hiến thân mình cho khoa học khi không còn nữa" - cô giáo Xuân nói trong nước mắt.

Xúc động cảnh gia đình đến gặp người hiến xác cho y học tại lễ Tri ân 2019.

Khán phòng trầm xuống, chỉ còn lại tiếng vỗ tay. Đó là lúc mà câu chuyện của gia đình chị Xuân hiện rõ mồn một như vừa xảy ra hôm qua.

Sau khi bà nội chị Xuân - một người phụ nữ cả đời quẩn quanh ở quê nhà heo hút "xung phong" hiến thi hài sau khi mất đi, cha chị phát hiện mang căn bệnh ung thư.

Nữ giáo viên rơi lệ đến nhìn mặt hai người thân mất cách nhau 2 ngày: Mùa xuân đầu tiên tôi không còn cha - Ảnh 4.

Thi hài tại buổi lễ.

Nữ giáo viên rơi lệ đến nhìn mặt hai người thân mất cách nhau 2 ngày: Mùa xuân đầu tiên tôi không còn cha - Ảnh 5.

Thân nhân đến thắp nhang cho người đã khuất.

Quá trình điều trị, bác sĩ yêu cầu ông Phan Minh Đức phải cắt bỏ toàn bộ bao tử và thực quản. Tuy nhiên người cha không chấp nhận, bởi cho rằng như thế chỉ duy trì sự sống chứ không dứt điểm được bệnh.

Nữ giáo viên rơi lệ đến nhìn mặt hai người thân mất cách nhau 2 ngày: Mùa xuân đầu tiên tôi không còn cha - Ảnh 6.

Những gương mặt đầy xúc động.

"Bác sĩ cũng nói không biết nó di căn, xâm lấn tới đâu. Ba tôi đã có tâm nguyện hiến xác nên không đồng ý cho cắt. Suốt 4 tháng ba không uống được 1 ngụm nước, không ăn được gì cả. .

Trước khi mất khoảng 10 ngày, bác sĩ nói sẽ khoét 1 lỗ ở hông để đưa thức ăn vào cho ông. Cha tôi lại bảo nếu cơ thể bị thủng thì không bơm hóa chất vào thi hài để hiến được nên cũng từ chối. 

Cuối cùng thì ông mất, chưa hẳn vì ung thư mà do suy kiệt, suy đa tạng. Suốt 5 tháng ba bị bệnh đã lấy đi bao nhiêu nước mắt của cả nhà. Lúc mất ông chỉ còn da bọc xương" - chị Xuân kể.

Nữ giáo viên rơi lệ đến nhìn mặt hai người thân mất cách nhau 2 ngày: Mùa xuân đầu tiên tôi không còn cha - Ảnh 7.

Chị Xuân và 12 người trong gia đình đã đăng ký hiến xác.

Người ngồi trên chiếc xe đưa thi hài ông Đức đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM là chú ruột chị Xuân.

Ác nghiệt thay, chỉ hai ngày sau ông cũng lên cơn đột quỵ và qua đời. Tang chồng tang, nỗi đau chồng chất nỗi đau. Nhưng một lần nữa gia đình ấy lại để người thân đã đăng ký hiến xác được vẹn tròn ý nguyện.

Nữ giáo viên rơi lệ đến nhìn mặt hai người thân mất cách nhau 2 ngày: Mùa xuân đầu tiên tôi không còn cha - Ảnh 8.

Có những trường hợp ban đầu không chấp nhận chuyện người thân không được chôn cất ngay.

"Tôi đã từng đứng đây với vai trò là người thân của nội, giờ là người thân của ba, của chú. Và hôm nay, chúng ta cùng nhau làm lễ tưởng niệm những người thân yêu của mình, những người đã đem thân mình làm quà tặng cho sự sống. 

Xin cảm ơn các sinh viên đã tri ân những người thân của chúng tôi như những người thân của mình. Cầu chúc những cánh chim cuối trời của chúng ta được về với vùng trời bình yên" - Nữ giáo viên nghẹn ngào. Cô cho biết tổng cộng, đã có 12 thành viên trong gia đình đăng ký hiến xác.

Mẹ âm thầm hiến xác, con gái cô độc đến viếng chiều cuối năm

Không tự hào và đồng lòng như gia đình chị Xuân, Trần Kim Phượng (27 tuổi, quê Sóc Trăng) lặng lẽ rải hoa lên thi hài mẹ. Cô đứng lặng hồi lâu, nhìn khuôn mặt mẹ giờ đã sạm đen và biến dạng sau nhiều lần mổ xẻ.

Nữ giáo viên rơi lệ đến nhìn mặt hai người thân mất cách nhau 2 ngày: Mùa xuân đầu tiên tôi không còn cha - Ảnh 9.

Chị Trần Kim Phượng.

"Mẹ tôi bị tai biến từ lâu. Lúc đó tôi đang đi làm thì nghe tin cơn tai biến lại ập đến. Tôi về chăm được mấy ngày. Lúc ấy, tôi mới biết mẹ đã âm thầm đi đăng ký hiến xác từ mấy năm trước. Cũng 2 năm rồi từ ngày mẹ tôi gởi xác thân lại nơi đây" - Phượng bùi ngùi.

Nữ giáo viên rơi lệ đến nhìn mặt hai người thân mất cách nhau 2 ngày: Mùa xuân đầu tiên tôi không còn cha - Ảnh 10.

Cô gái một mình đến thăm mẹ.

Bình thản hơn, chị Phạm Thị Thu Thủy vừa nhìn xác cha vừa cười, trên mắt vẫn còn đỏ hoe: "Hồi đó ba tôi mất năm 77 tuổi, chân ông cong queo nên giờ tướng nằm kỳ cục vậy đó. Ban đầu tôi buồn lắm, cứ nghĩ sao ba lại cương quyết hiến xác như vậy. Nhưng giờ thì thấy khác rồi. Cơ thể là của ông, ông có quyền làm theo tâm cảm của mình" - chị nói.

Nữ giáo viên rơi lệ đến nhìn mặt hai người thân mất cách nhau 2 ngày: Mùa xuân đầu tiên tôi không còn cha - Ảnh 11.

Người phụ nữ xúc động bật khóc.

Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Vũ, Trưởng Bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y dược TP.HCM cho biết, trong năm 2018 Bộ môn đã tiếp nhận 835 người đến làm hồ sơ hiến tặng thi hài và tiếp nhận 21 thi hài, nâng tổng số thi hài đã tiếp nhận từ trước đến nay là 781.

Đến nay đã có tổng cộng 28.960 người làm hồ sơ hiến thi hài tại đây.

Nữ giáo viên rơi lệ đến nhìn mặt hai người thân mất cách nhau 2 ngày: Mùa xuân đầu tiên tôi không còn cha - Ảnh 12.

Sinh viên y khoa tri ân những "người thầy" của mình.

Nhờ sự hi sinh to lớn này, trường đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cũng như đào tạo ở các bậc như bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, thạc sĩ, tiến sĩ…

Nữ giáo viên rơi lệ đến nhìn mặt hai người thân mất cách nhau 2 ngày: Mùa xuân đầu tiên tôi không còn cha - Ảnh 13.

Nhiều công trình nghiên cứu, học tập của sinh viên được tạo nên từ những thi hài.

Việc giảng dạy, cập nhật kiến thức mới về giải phẫu học, về các kỹ thuật chẩn đoán, điều trị bệnh đã và đang có nhiều lớp thực hiện trên những thi hài.

Ngoài ra trong năm 2018, Bộ môn Giải phẫu đã tiếp nhận 2 đoàn sinh viên từ Nhật Bản, Hàn Quốc, 1 đoàn từ Hoa Kỳ đến học giải phẫu.

Nữ giáo viên rơi lệ đến nhìn mặt hai người thân mất cách nhau 2 ngày: Mùa xuân đầu tiên tôi không còn cha - Ảnh 14.

Sinh viên đọc văn tế trong lễ Maccchabée.

Dù vậy theo tiến sĩ Vũ, khác với sự thuận lợi trong công tác tiếp nhận thi hài hiến tặng của trường thì ở nhiều nơi chưa được hưởng ứng rộng rãi.

Một số trường đại học Y Dược rất thiếu xác để giảng dạy, nghiên cứu, nhất là các trường ở phía bắc như Y Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình...

Nữ giáo viên rơi lệ đến nhìn mặt hai người thân mất cách nhau 2 ngày: Mùa xuân đầu tiên tôi không còn cha - Ảnh 15.

Những hình ảnh giải phẫu luôn luôn khắc sâu trong tâm trí sinh viên y khoa.

Đại diện Trường Đại học Y Dược TP.HCM gửi lời tri ân chân thành nhất đến với người đã quyết định vượt qua nỗi đau xác thịt để hiến thi hài giúp đời:

Nữ giáo viên rơi lệ đến nhìn mặt hai người thân mất cách nhau 2 ngày: Mùa xuân đầu tiên tôi không còn cha - Ảnh 16.

Sự hi sinh của họ như những đóa hoa để lại cho đời.

"Những hình ảnh giải phẫu của các bạn luôn luôn khắc sâu trong tâm trí chúng tôi, sẽ theo mãi với chúng tôi trong suốt quãng đời học nghề và hành nghề của mình. 

Sự cống hiến và hy sinh của các bạn tuy âm thầm, lặng lẽ, không có tượng đồng, bia đá nhưng trong trái tim của thầy trò chúng tôi, các bạn mãi mãi là những người bất tử".

Chia sẻ