Notre Dame: Biểu tượng đáng tự hào làm nên ý nghĩa của thành phố Paris và sự sụp đổ khiến cả nhân loại rơi nước mắt

Imacho,
Chia sẻ

Nhà thờ Đức Bà Paris - Notre Dame, không chỉ ý nghĩa với người dân nước Pháp mà nó còn mang nhiều giá trị lịch sử to lớn đối với nhân loại.

Di sản thời đại, biểu tượng của kinh đô ánh sáng chìm trong biển lửa. Những giọt nước mắt khóc thương cho Nhà thờ Đức Bà Paris tuôn rơi từ khắp mọi nơi trên thế giới. Người Pháp nói riêng, và thế giới nói chung đều chung một nỗi buồn vào sáng ngày hôm nay. Nhà thờ 850 năm tuổi đã ngập trong biển lửa. 

Tới bây giờ, lửa cũng đã tắt, nhưng những điều xưa cũ cũng chẳng còn vẹn nguyên.

***

Nhắc đến biểu tượng của nước Pháp, hay cụ thể là thành phố Paris, nhiều người chắc hẳn sẽ nhớ đến tháp Eiffel nhưng thực tế, Nhà thờ Đức bà Paris (hay còn được biết đến với tên gọi Notre Dame) mới chính là công trình tiêu biểu hơn cả. Với tuổi đời 850 năm, nó chứng kiến toàn bộ sự đổi thay của lịch sử nước Pháp, gắn chặt với sự phát triển của văn hóa và con người ở xứ sở lãng mạn của tình yêu.

Notre Dame: Biểu tượng đáng tự hào làm nên ý nghĩa của thành phố Paris và sự sụp đổ khiến cả nhân loại rơi nước mắt - Ảnh 1.

Tọa lạc trên hòn đảo Ile de la Cite nằm giữa dòng sông Seine thơ mộng, nhà thờ Đức bà Paris chính thức khởi công vào năm 1163 trong thời kỳ trị vì của vua Louis VII. Dưới sự chỉ đạo lần lượt của 2 giám mục Maurice de Sully, Eudes de Sully, công trình Công giáo này được xây dựng theo lối kiến trúc thời Trung Cổ (Gothic) và mất tận 200 năm để hoàn thành.

Notre Dame: Biểu tượng đáng tự hào làm nên ý nghĩa của thành phố Paris và sự sụp đổ khiến cả nhân loại rơi nước mắt - Ảnh 2.

Notre Dame: Biểu tượng đáng tự hào làm nên ý nghĩa của thành phố Paris và sự sụp đổ khiến cả nhân loại rơi nước mắt - Ảnh 3.

Năm 1345, nhà thờ Đức bà Paris chính thức hoàn công với 2 tòa tháp ở mặt tiền phía Tây, cao 69m. 2 đỉnh tháp chuông sừng sững vươn thẳng lên trời chứng tỏ sự mạnh mẽ cũng như trường tồn với thời gian của công trình. Tòa tháp phía Bắc nối với tháp phía Nam bằng một cầu thang dài 387 bậc. Nổi tiếng nhất tại tòa tháp phía Nam là chuông Emmanuel vì nó tham gia hầu hết các sự kiện lớn trong lịch sử nước Pháp, bao gồm lễ đăng quang của các vị vua, các chuyến thăm của giáo hoàng và đánh dấu sự kết thúc của 2 cuộc chiến tranh thế giới. Chuông Emmanuel cũng rung lên khi tòa Tháp đôi New York, Mỹ bị khủng bố vào ngày 11/9/2001.

Lối thiết kế Gothic độc đáo của nhà thờ Đức bà Paris.

Nơi đây chứng kiến không biết bao nhiêu sự kiện lịch sử quan trọng của nước Pháp và thế giới.

Ba cửa vào Notre Dame được chạm trổ cầu kỳ, mang đậm tính nghệ thuật với điểm nhấn là bức tranh điêu khắc tái hiện khung cảnh buổi phán xét cuối cùng của Chúa nằm chễm chệ ngay giữa cửa giữa. Giữa trung tâm tầng ngang là cửa sổ hoa hồng với tượng Đức mẹ trên tay ôm một đứa trẻ cùng 2 thiên thần bên cạnh. Phía dưới cửa sổ là 28 bức tượng đại diện cho 28 triều đại các vua Juda trước Chúa.

Notre Dame: Biểu tượng đáng tự hào làm nên ý nghĩa của thành phố Paris và sự sụp đổ khiến cả nhân loại rơi nước mắt - Ảnh 6.

Notre Dame: Biểu tượng đáng tự hào làm nên ý nghĩa của thành phố Paris và sự sụp đổ khiến cả nhân loại rơi nước mắt - Ảnh 7.

Notre Dame: Biểu tượng đáng tự hào làm nên ý nghĩa của thành phố Paris và sự sụp đổ khiến cả nhân loại rơi nước mắt - Ảnh 8.

Notre Dame: Biểu tượng đáng tự hào làm nên ý nghĩa của thành phố Paris và sự sụp đổ khiến cả nhân loại rơi nước mắt - Ảnh 9.

Một trong những sự kiện quan trọng diễn ra tại nhà thờ Đức Bà Paris là lễ đăng quang của vua Henry VI nước Anh vào năm 1431. Thời điểm Cách mạng Pháp nổ ra, nhà thờ bị tàn phá nặng nề, thậm chí đứng trên bờ vực bị bỏ phế. 

Chính vua Napoleon đã ra tay cứu lấy nó. May mắn thời điểm đó, tác phẩm "Thằng gù nhà thờ Đức Bà" của Victor Hugo được xuất bản và tạo nên tiếng vang lớn trên khắp thế giới, vấn đề trùng tu nơi đây mới thật sự được chính phủ quan tâm thực hiện.

Notre Dame: Biểu tượng đáng tự hào làm nên ý nghĩa của thành phố Paris và sự sụp đổ khiến cả nhân loại rơi nước mắt - Ảnh 10.

Notre Dame: Biểu tượng đáng tự hào làm nên ý nghĩa của thành phố Paris và sự sụp đổ khiến cả nhân loại rơi nước mắt - Ảnh 11.

Lịch sử của nhà thờ Đức Bà Paris còn gắn liền với tên tuổi của Jeanne d'Arc, nữ anh hùng được lưu danh trong lịch sử nước Pháp. Xuất thân là nông dân nhưng với lòng yêu nước và sự dũng cảm, bà đã lãnh đạo quân đội Pháp trong Chiến tranh trăm năm với Anh và giành được nhiều chiến thắng quan trọng. Đáng tiếc, Jeanne d'Arc sau đó bị người Anh bắt giữ và kết tội là phù thủy trước khi bị đưa lên đài hỏa thiêu vào năm 19 tuổi.

Thế nhưng, cuộc đời của nữ anh hùng Jeanne d'Arc không dừng lại ở đó. 24 năm sau khi qua đời, bà được Giáo hoàng tuyên vô tội và phong là người tử vì đạo. Năm 1909, Jeanne d'Arc được phong thánh ngay tại nhà thờ Đức Bà Paris bởi Giáo hoàng Pius X.

Ngày nay, nhà thờ Đức Bà Paris thu hút đến hơn 13 triệu lượt du khách đến tham quan mỗi năm. Dù có lịch sử hơn 8 thế kỷ nhưng lối kiến trúc Gothic đầy tinh tế và mê hoặc chưa bao giờ lỗi thời. Hầu hết mọi người đến kinh đô ánh sáng đều không thể bỏ qua công trình kiến trúc được đánh giá là biểu tượng của cả nền văn hóa châu Âu - như thủ tướng Đức Angela Merkel miêu tả.

Những năm gần đây, nhà thờ Đức Bà Paris đã bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp, các vết nứt xuất hiện ở mặt tiền của 2 tòa tháp và thanh giữ cửa trở nên yếu ớt sau khi chống chọi với sự tàn phá của thiên nhiên theo thời gian. Chính sự xuống cấp trầm trọng và những vật liệu dễ gây cháy nổ bên trong nhà thờ Đức Bà Paris đã khiến nó chìm trong biển lừa vào 7h tối ngày 15/4 theo giờ địa phương (0:20 phút sáng 16/4 giờ Việt Nam).

Notre Dame: Biểu tượng đáng tự hào làm nên ý nghĩa của thành phố Paris và sự sụp đổ khiến cả nhân loại rơi nước mắt - Ảnh 12.

Notre Dame: Biểu tượng đáng tự hào làm nên ý nghĩa của thành phố Paris và sự sụp đổ khiến cả nhân loại rơi nước mắt - Ảnh 13.

Notre Dame: Biểu tượng đáng tự hào làm nên ý nghĩa của thành phố Paris và sự sụp đổ khiến cả nhân loại rơi nước mắt - Ảnh 14.

Notre Dame: Biểu tượng đáng tự hào làm nên ý nghĩa của thành phố Paris và sự sụp đổ khiến cả nhân loại rơi nước mắt - Ảnh 15.

Hiện tại, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chỉ huy tu sửa lại toàn bộ nhà thờ Đức Bà Paris trong sự ủng hộ của toàn thể mọi người trên khắp thế giới. Theo tờ Washington Post, Notre Dame có thể được phục dựng, trùng tu để trở về dáng vẻ ban đầu nhưng bên trong lòng người Pháp và toàn nhân loại, nhà thờ Đức Bà Paris sẽ không bao giờ được như xưa, khi mà từng ngóc ngách, thậm chí những viên gạch nhỏ nhất đều mang đậm hơi thở của kiến trúc Trung Cổ độc đáo và của lịch sử nhân loại.

Dù vậy, chúng ta cũng không thể từ bỏ hy vọng về diện mạo mới của Notre Dame trong tương lai, sau khi ngọn lửa thảm khốc ngày hôm qua và nỗi tiếc nuối, đau thương bị đẩy lùi. Niềm tin chính là thứ mọi người cần nhất ngay lúc này, cũng như giống tác giả Victor Hugo, người đã từng đặt trọn sự tin tưởng về việc nhà thờ Đức Bà Paris sẽ có thể vượt qua biến cố để tồn tại xuyên lịch sử và đi vào lòng nhân loại thời điểm ông viết tác phẩm "Thằng gù nhà thờ Đức Bà".

(Nguồn: Tổng hợp)

Chia sẻ