Nói thật: Trẻ sống trong 4 kiểu gia đình này rất khó có bạn, cha mẹ không sửa đổi thì con lủi thủi cả đời

Thanh Hương,
Chia sẻ

Trẻ không có bạn bè dễ gặp phải nhiều vấn đề tâm lý.

Giáo sư Tâm lý học, chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực Nuôi dạy trẻ của Trung Quốc, bà Lý Mai Cẩn từng nói: "Khi trẻ không có bạn bè, chúng sẽ đối diện với ba vấn đề: Cô đơn, thiếu cảm giác an toàn và mất đi niềm vui trong cuộc sống. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ nảy sinh cảm giác chán ghét cuộc sống".

Nhìn thấy con dần bị cô lập và trở nên trầm lặng, với tư cách là cha mẹ, chúng ta nên suy ngẫm về cách giáo dục con cái, để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.

Khi trẻ không có bạn bè và không thích nói chuyện, điều này cho thấy gia đình có thể đang gặp phải những thiếu sót sau đây.

Nói thật: Trẻ sống trong 4 kiểu gia đình này rất khó có bạn, cha mẹ không sửa đổi thì con lủi thủi cả đời- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

01. Thường xuyên chuyển nhà khiến trẻ không kịp thích nghi với môi trường

Chúng ta thường coi "Mạnh mẫu ba lần chuyển nhà" là một mô hình giáo dục mẫu mực, nghĩ rằng nếu chuyển đến gần trường học và sống trong thành phố, trẻ sẽ có thể mở mang tầm mắt và trở thành sinh viên của những trường danh tiếng. Tuy nhiên, Mạnh Tử cũng chỉ chuyển nhà ba lần, chứ không phải ba mươi lần.

Ngày nay, nhiều gia đình thường xuyên phải chuyển nhà do yêu cầu công việc của cha mẹ, làm cho việc chuyển nhà trở nên phổ biến. Đặc biệt là những gia đình thuê nhà, một học kỳ có thể phải chuyển nhà vài lần. Còn có những bậc cha mẹ có công việc không ổn định, khiến con cái phải chuyển đổi chỗ ở liên tục.

Ngôi sao bóng rổ LeBron James, khi còn nhỏ đã phải cùng mẹ chuyển nơi ở đến mười hai lần. Vì vậy, khi bước vào trung học, anh nhận ra mình thiếu bạn bè. Trong môi trường mới, anh chưa kịp làm quen với những điều xung quanh, chưa kịp xây dựng mối quan hệ với những đứa trẻ hàng xóm thì đã phải chuyển đi nơi khác.

Có một chàng trai trẻ trải qua hành trình học tập đặc biệt. Anh hoàn thành tiểu học ở nông thôn, sau đó trải qua năm lớp sáu ở một thị trấn nhỏ. Giai đoạn trung học, anh học ở một thị trấn khác. Khi học trung học phổ thông, anh đến thành phố lớn. Sau đó, anh ra nước ngoài du học, theo đuổi học vị thạc sĩ. Cuối cùng, anh trở về nước và bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc đời. Tuy nhiên, nhiều bạn học của anh thậm chí đã quên tên anh.

Cuộc sống không chỉ yêu cầu chúng ta phấn đấu cho sự xuất sắc mà còn yêu cầu chúng ta duy trì sự ổn định. Chúng ta nên tránh trở thành những người như chim di cư, và không nên chỉ là những khách qua đường ngắn ngủi.

02. Gia đình nghèo tư tưởng, trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp xã hội

Có một câu nói như sau: "Khi còn nhỏ, tình yêu vô điều kiện của cha mẹ giống như một hòn đảo an toàn. Nhờ có hòn đảo an toàn này, trẻ em mới có thể tự tin khám phá thế giới và giao tiếp với người khác".

Rõ ràng, cách cha mẹ yêu thương và cung cấp một số hỗ trợ vật chất cho con cái là rất quan trọng. Ngay cả khi gia đình nghèo khó, cũng không nên chấp nhận sự thương hại, mà nên đền đáp sau khi nhận được sự giúp đỡ.

Gia đình nghèo nàn, con cái ăn mặc không chỉnh tề, lời nói thiếu tự tin, điều này khiến trẻ dễ gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội, dễ bị bắt nạt và áp bức. Cha mẹ nên hiểu rằng, dù hoàn cảnh thế nào, họ cũng không nên để tư tưởng nghèo nàn ám ảnh con cái, mà nên cố gắng cho con cái ăn mặc chỉnh tề.

Đừng luôn than thở về cảnh nghèo với con cái, đẩy chúng vào hoàn cảnh khốn khó.

03. Cha mẹ quá tỉ mỉ, trẻ bị gò bó

Người xưa từng nói: "Nước quá trong thì không có cá, người quá tỉ mỉ thì không có bạn". Giữ cho trẻ sạch sẽ và duy trì môi trường gia đình ngăn nắp là những thói quen sống tốt mà ai cũng biết. Tuy nhiên, nhiều gia đình lại quá đòi hỏi sự sạch sẽ đến mức cha mẹ áp đặt sự ám ảnh đó lên con cái.

Một số bậc cha mẹ lúc nào cũng nhắc con phải giữ sạch quần áo, không cho con đi chơi với bạn bè đồng trang lứa vì sợ bẩn người. Trong mắt nhiều cha mẹ, ngoài con mình ra thì đứa trẻ nào cũng bẩn, cũng không sạch sẽ.

Trong khi với trẻ nhỏ, các hoạt động nô đùa, nghịch một chút đất, chút cát bẩn cũng rất cần thiết cho sự phát triển. Bởi chúng giúp con khám phá và tìm hiểu môi trường xung quanh, tốt cho trí não, đồng thời hưởng thụ niềm vui tuổi thơ và xây dựng các mối quan hệ,...

04. Cha mẹ quá cứng nhắc, trẻ trở nên buông xuôi

Có nhiều bậc cha mẹ rất cứng nhắc, luôn muốn con phải làm theo các nguyên tắc của mình và lập tức can thiệp thô bạo khi con chệch hướng. Chẳng hạn thấy con trò chuyện, kết bạn với những bạn không giỏi ở lớp, cha mẹ lập tức nhờ giáo viên chuyển chỗ; con không học chuyên ngành mà cha mẹ chọn, cha mẹ mắng mỏ bắt đổi nguyện vọng lập tức;...

Cha mẹ yêu cầu con phải làm theo những gì mình nói, và trẻ không có quyền nói lên ý kiến của mình.

Những đứa trẻ đã quen với việc chịu đựng, bề ngoài có vẻ ngoan ngoãn, nhưng bên trong lại dần trở nên trầm lặng, mất đi chính kiến của mình và không còn khao khát giao tiếp. Trẻ chẳng buồn kết bạn với ai vì biết chắc rằng mối quan hệ bạn bè của mình kiểu gì cũng sẽ bị cha mẹ can thiệp, đánh giá.

Ngoài 4 trường hợp trên thì có những trường hợp, trẻ không có kết bạn bởi vì chúng thực sự rất sống nội tâm và ngại nói chuyện. Trong trường hợp này, cha mẹ cũng có thể cải thiện tình hình bằng cách đưa con tham gia các trò chơi, mời bạn bè đến chơi nhà, hình thành thói quen chào hỏi lịch sự,...

Đọc để làm cha mẹ Tuyến bài chia sẻ với cha mẹ những câu chuyện, bài học cần lưu tâm trong quá trình nuôi dạy con cái. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều là một món quà, một cá thể riêng biệt và duy nhất. Việc của chúng ta là tìm ra phương pháp nuôi dạy đúng đắn để trẻ khôn lớn, trưởng thành hạnh phúc! KHÁM PHÁ
Chia sẻ