Những tiếng thì thầm ở công sở
Có một điều không thể thiếu trong bầu không khí của công sở: đó là những tiếng thì thầm.
Lúc nào cũng tranh thủ thì thầm
Tương tự như chuyện đi học thì nói chuyện riêng, ở công sở, mọi người đều tranh thủ vừa làm vừa thì thầm, buôn chuyện. Phải thì thầm là vì tránh đánh động đến sếp hay cái liếc xéo của anh bạn bên cạnh đang tập trung làm việc.
Chị Hồng Anh (công ty trách nhiệm hữu hạn X) cho biết: “Nội quy của công ty mình là không trao đổi, buôn chuyện trong giờ làm việc. Chỉ được phép trò chuyện nhau vào giờ nghỉ trưa hay hết giờ làm. Nhưng người chứ có phải robot đâu mà làm việc như cái máy thế. Bọn mình vẫn tranh thủ thì thào với nhau tí cho nó nhẹ đầu. Buôn chuyện chính ra giảm stress phết đấy”.
Tại một công ty khác, nội quy còn chặt chẽ hơn nữa, đó là nếu “mất trật tự” để sếp phải nhắc thì sẽ phạt trừ lương cuối tháng. Số tiền này không nhiều, nhưng lại tính cả vào ý thức để tính thưởng quý, thưởng năm nên mọi nhân viên, đặc biệt là các chị em cũng bị hạn chế khá nhiều:
“Cả văn phòng mình không được buôn chuyện, đành chat với nhau bằng yahoo. Nếu có chuyện gì xôm xôm, thì lập room, tất cả cùng vào bàn luận. Chỉ khổ nỗi là nhiều khi có chuyện gì buồn cười quá mà cứ phải nén. Mỗi khi sếp đi ra ngoài là tất cả tranh thủ buôn chuyện bằng “mồm” ngay. Gì gì gì, nói bằng miệng vẫn là sướng nhất. Nhưng cũng chỉ dám thì thầm thôi, ở hành lang sếp nghe thấy thì… ăn đủ”.
Đối với những văn phòng không cấm buôn chuyện thì đương nhiên hiện tượng này là… không phải bàn cãi. Tuy vậy, tất cả mọi người thường vẫn thích được thì thầm chứ không buôn chuyện to. Bởi “đi làm mà nói chuyện oang oang thì… không được lịch sự cho lắm” – Chị Vân Anh (nhân viên kinh doanh) hài hước nói.
Ngoài việc thì thầm với nhau, dân công sở còn rất hay thì thầm với cái điện thoại – vật bất ly thân của đa số mọi người. Trong những cuộc gọi ấy, một phần là chuyện công việc, phần khác cũng không nhỏ là… chuyện riêng của mỗi người.
Đủ các thứ chuyện… trên trời dưới bể
Không một ngày nào mà công sở… hết chuyện. Cho dù một tuần đi làm 5 ngày, 6 ngày, thậm chí có đi làm cả đủ 7 ngày thì các chị em vẫn không hết chuyện để nói.
Chị Hà Linh (nhân viên kiểm toán) cười nhỏ: “Sếp cứ bảo sao mấy người có lắm thứ chuyện để nói thế? Sếp hỏi rõ thừa. Ban đầu thì nói chuyện văn phòng. Rồi nói chuyện gia đình. Hết chuyện gia đình nói chuyện thời tiết, chuyện xã hội, chuyện giá điện, giá xăng, chuyện trong nước, chuyện quốc tế. Ngày nào mới hết chuyện được cơ chứ? Thế giới luôn vận động mà”.
Tương tự như chị Hà Linh, chị Mai Diệp (nhân viên văn phòng) cũng chia sẻ: “Hôm nào có chuyện lớn thì rì rầm chuyện lớn. Hôm nào hết chuyện lớn thì rì rầm chuyện nhỏ. Như là chuyện cái áo bạn A mặc hôm nay có đẹp không? Mua ở đâu thế nhỉ? Mình mặc liệu có hợp không? Mùa này cái gì đang là mốt nhỉ? Mua cái này cái kia ở đâu đẹp? Rồi thậm chí cả chuyện hôm qua ngủ có ngon không, mơ gì cũng đem ‘tám’ với nhau cho đỡ buồn”.
Hai người thì thầm… vài người giật mình
Trong những câu chuyện được thì thầm ở chốn công sở, có rất nhiều câu chuyện là nói về chính những người đang ngồi cùng văn phòng với họ. Bởi thế đôi khi cứ hễ nghe thấy tiếng người thì thầm, là lại có người giật thót mình, lãng việc và tập trung chú ý lắng nghe xem có từ nào liên quan đến mình không?
Chị Diệu Hương (công ty phân phối máy tính X) cho biết: “Văn phòng mình có tật rất hay bàn luận về nhau, thành ra nhiều khi cứ giật mình thon thót. Hôm nào có mặc cái áo, cái quần nào phá cách một cái là lại nơm nớp lo không biết có ai ý kiến ý cò gì về mình không? Hễ có ai thì thầm buôn chuyện là nghển cổ lên hóng, nhưng cứ tai nọ xọ tai kia, chịu không nghe được từ nào”.
Hoàng Dung (công ty liên doanh) thì chia sẻ: “Em là nhân viên mới, lúc nào cũng khá hồi hộp, không biết các chị nhận xét thế nào về mình. Bình thường các chị nói chuyện sôi nổi cả phòng thì không sao. Bỗng dưng có vài chị túm tụm nói nhỏ là em giật thót mình. Dẫu biết rằng cũng có thể các chị chỉ tâm sự chuyện gia đình, chồng con, không thể cho tất cả cùng biết nhưng em vẫn chột dạ, biết đâu mình bị nhận xét gì”.
Nhưng “mặc kệ” suy nghĩ của sếp cũng như vài thành viên khác, những tiếng thì thầm trở thành một đặc điểm của chốn công sở. Và lúc này hay lúc khác, ai cũng đều… thì thầm cả.
Tương tự như chuyện đi học thì nói chuyện riêng, ở công sở, mọi người đều tranh thủ vừa làm vừa thì thầm, buôn chuyện. Phải thì thầm là vì tránh đánh động đến sếp hay cái liếc xéo của anh bạn bên cạnh đang tập trung làm việc.
Chị Hồng Anh (công ty trách nhiệm hữu hạn X) cho biết: “Nội quy của công ty mình là không trao đổi, buôn chuyện trong giờ làm việc. Chỉ được phép trò chuyện nhau vào giờ nghỉ trưa hay hết giờ làm. Nhưng người chứ có phải robot đâu mà làm việc như cái máy thế. Bọn mình vẫn tranh thủ thì thào với nhau tí cho nó nhẹ đầu. Buôn chuyện chính ra giảm stress phết đấy”.
“Cả văn phòng mình không được buôn chuyện, đành chat với nhau bằng yahoo. Nếu có chuyện gì xôm xôm, thì lập room, tất cả cùng vào bàn luận. Chỉ khổ nỗi là nhiều khi có chuyện gì buồn cười quá mà cứ phải nén. Mỗi khi sếp đi ra ngoài là tất cả tranh thủ buôn chuyện bằng “mồm” ngay. Gì gì gì, nói bằng miệng vẫn là sướng nhất. Nhưng cũng chỉ dám thì thầm thôi, ở hành lang sếp nghe thấy thì… ăn đủ”.
Đối với những văn phòng không cấm buôn chuyện thì đương nhiên hiện tượng này là… không phải bàn cãi. Tuy vậy, tất cả mọi người thường vẫn thích được thì thầm chứ không buôn chuyện to. Bởi “đi làm mà nói chuyện oang oang thì… không được lịch sự cho lắm” – Chị Vân Anh (nhân viên kinh doanh) hài hước nói.
Ngoài việc thì thầm với nhau, dân công sở còn rất hay thì thầm với cái điện thoại – vật bất ly thân của đa số mọi người. Trong những cuộc gọi ấy, một phần là chuyện công việc, phần khác cũng không nhỏ là… chuyện riêng của mỗi người.
Đủ các thứ chuyện… trên trời dưới bể
Không một ngày nào mà công sở… hết chuyện. Cho dù một tuần đi làm 5 ngày, 6 ngày, thậm chí có đi làm cả đủ 7 ngày thì các chị em vẫn không hết chuyện để nói.
Chị Hà Linh (nhân viên kiểm toán) cười nhỏ: “Sếp cứ bảo sao mấy người có lắm thứ chuyện để nói thế? Sếp hỏi rõ thừa. Ban đầu thì nói chuyện văn phòng. Rồi nói chuyện gia đình. Hết chuyện gia đình nói chuyện thời tiết, chuyện xã hội, chuyện giá điện, giá xăng, chuyện trong nước, chuyện quốc tế. Ngày nào mới hết chuyện được cơ chứ? Thế giới luôn vận động mà”.
Tương tự như chị Hà Linh, chị Mai Diệp (nhân viên văn phòng) cũng chia sẻ: “Hôm nào có chuyện lớn thì rì rầm chuyện lớn. Hôm nào hết chuyện lớn thì rì rầm chuyện nhỏ. Như là chuyện cái áo bạn A mặc hôm nay có đẹp không? Mua ở đâu thế nhỉ? Mình mặc liệu có hợp không? Mùa này cái gì đang là mốt nhỉ? Mua cái này cái kia ở đâu đẹp? Rồi thậm chí cả chuyện hôm qua ngủ có ngon không, mơ gì cũng đem ‘tám’ với nhau cho đỡ buồn”.
Hai người thì thầm… vài người giật mình
Trong những câu chuyện được thì thầm ở chốn công sở, có rất nhiều câu chuyện là nói về chính những người đang ngồi cùng văn phòng với họ. Bởi thế đôi khi cứ hễ nghe thấy tiếng người thì thầm, là lại có người giật thót mình, lãng việc và tập trung chú ý lắng nghe xem có từ nào liên quan đến mình không?
Chị Diệu Hương (công ty phân phối máy tính X) cho biết: “Văn phòng mình có tật rất hay bàn luận về nhau, thành ra nhiều khi cứ giật mình thon thót. Hôm nào có mặc cái áo, cái quần nào phá cách một cái là lại nơm nớp lo không biết có ai ý kiến ý cò gì về mình không? Hễ có ai thì thầm buôn chuyện là nghển cổ lên hóng, nhưng cứ tai nọ xọ tai kia, chịu không nghe được từ nào”.
Hoàng Dung (công ty liên doanh) thì chia sẻ: “Em là nhân viên mới, lúc nào cũng khá hồi hộp, không biết các chị nhận xét thế nào về mình. Bình thường các chị nói chuyện sôi nổi cả phòng thì không sao. Bỗng dưng có vài chị túm tụm nói nhỏ là em giật thót mình. Dẫu biết rằng cũng có thể các chị chỉ tâm sự chuyện gia đình, chồng con, không thể cho tất cả cùng biết nhưng em vẫn chột dạ, biết đâu mình bị nhận xét gì”.
Nhưng “mặc kệ” suy nghĩ của sếp cũng như vài thành viên khác, những tiếng thì thầm trở thành một đặc điểm của chốn công sở. Và lúc này hay lúc khác, ai cũng đều… thì thầm cả.