Những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị sưng viêm

Tiểu Nguyễn,
Chia sẻ

Trong khi có những thực phẩm khiến làm cho tình trạng sưng viêm trở nên tồi tệ hơn thì có những đồ ăn vừa ngon lại vừa giúp bạn giảm sưng viêm rất hiệu quả.

Có một câu ngạn ngữ thú vị mà vô cùng chuẩn xác như thế này: “Bạn trông như thế nào là do những thứ bạn đã ăn”. Câu nói này đặc biệt có mối quan hệ mật thiết trong việc quản lý tình trạng sưng viêm của cơ thể. Trong khi có những thực phẩm khiến làm cho tình trạng sưng, viêm trở nên tồi tệ hơn thì có những đồ ăn vừa ngon lại vừa giúp bạn giảm sưng viêm, thậm chí ngăn chặn những cơn đau của bệnh viêm khớp dạng thấp. 

Dưới đây là những loại thực phẩm nên và không nên ăn khi bạn đang trong tình trạng sưng viêm.

1. Những thực phẩm không nên ăn khi bị sưng viêm

Đường trắng

Đường trắng được tìm thấy trong sô cô la, bánh kẹo, đồ ngọt nói chung là thủ phạm gây nên chứng viêm sưng kinh hoàng nhất. Nguyên nhân là khi ăn nhiều đường trắng sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Lượng máu càng tăng thì nguy cơ bạn mắc các chứng viêm như tiểu đường càng cao.

tinh trang sung viem

Chất tạo ngọt

Nếu bạn có ý định dùng chất tạo ngọt thay vì ăn đường để giảm sưng viêm thì đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, thậm chí những chất tạo ngọt còn có tác hại ghê gớm hơn đường trắng. Chất tạo ngọt có chứa aspartame, không chỉ gây viêm mà còn làm chậm hoạt động của các tế bào máu trong cơ thể, tế bào da lão hóa nhanh chóng.

Đậu phộng

Không có gì đáng ngạc nhiên khi rất nhiều người bị dị ứng đậu phộng nhưng ít ai biết rằng đậu phộng có thể gây viêm nhiễm lớn trong cơ thể. Nguyên nhân là đậu phộng nhiều mỡ, người yếu tì dễ bị viêm ruột. Cách tốt nhất là bạn nên thay thế đậu phộng sang hạnh nhân, hạt điều hoặc các loại bơ đậu khác.

Rượu

Rượu gây ra viêm nhiễm do gây tác động tiêu cực lên gan. Uống quá nhiều rượu có thể gây khó dễ cho quá trình tương tác giữa các cơ quan với nhau, dẫn đến viêm nhiễm và nhiều bệnh nguy hiểm khác. Nếu không thể bỏ rượu hãy uống thật điều độ bằng rượu vang.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa chua đông lạnh, phô mai, kem, bơ đều là những thực phẩm rất giàu đạm và chất béo nên dễ gây ra chứng viêm. Những người đang bị sưng viêm, uống sữa càng làm cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động quá sức. 

tinh trang sung viem

Thực phẩm giàu gluten

Các sản phẩm giàu gluten như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen có khả năng gây viêm nhiễm mạnh. Đó là lý do vì sao bệnh nhân bị viêm loét dạ dày được khuyến cáo phải cắt bỏ gluten hoàn toàn. Người bình thường cũng được khuyến cáo nên hạn chế ăn để phòng tránh sưng viêm. Theo tạp chí Oxford Journal of Rheumatology, 41% bệnh nhân viêm khớp đã đỡ hẳn sau khi cắt bỏ những thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống. 

Dầu thực vật

Dầu thực vật giàu chất béo omega-6, khiến cơ thể mất cân bằng và gây viêm. Do đó cần phải vứt bỏ thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn uống khi bạn đang bị sưng viêm.

Carbs tinh chế

Các thực phẩm như bánh mì trắng, gạo trắng, khoai tây trắng có chỉ số glycemic cao, dẫn đến tình trạng viêm. Đó là chưa kể đến đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh béo phì và các vấn đề sức khỏe khác.

Thịt đỏ

Thực chất thịt đỏ không gây viêm nhiễm nhưng với tình hình hiện nay, thịt đỏ có chứa nhiều kháng sinh, hormones tăng trưởng có thể khiến tình trạng sưng viêm thêm trầm trọng hơn. Cách tốt nhất là bạn cần tránh ăn thịt đỏ khi có vết thương đang bị sưng, nhiễm trùng.

tinh trang sung viem

Đồ ăn nhanh

Các loại đồ ăn nhanh, đồ chiên, bánh quy, bánh rán chứa chất béo chuyển hóa. Tiêu thụ axit béo không tốt có thể thúc đẩy viêm nhiễm. Nếu hấp thụ nhiều có thể khiến cơ thể bạn mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường.

2. Những thực phẩm nên ăn khi bị sưng viêm

Dầu ô liu

Dầu ô liu rất giàu axit oleic – một dạng của axit béo omega-9 giúp giảm thiểu tình trạng viêm. Vì thế hãy từ bỏ các loại dầu thực vật bạn đang dùng và thay bằng dầu ô liu, dầu hạt nho, dầu hạt bơ. Ngoài việc sử dụng trong nấu nướng, bạn có thể sử dụng những loại dầu lành mạnh này vào món salad sẽ giúp giảm sưng viêm nhanh hơn. 

tinh trang sung viem

Cá hồi

Cá hồi chứa nhiều loại chất béo có lợi cho cơ thể, cung cấp hàm lượng cao EPA và DHA. Hai loại axit béo omega-3 này có tác dụng kháng viêm sưng rất tốt. Bạn cũng có thể thay thế cá hồi bằng cá thu, cá mòi, cá ngừ cũng có tác dụng phòng chống sưng viêm hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể uống dầu cá để bổ sung dưỡng chất chống viêm.

Tỏi

Tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa, điều trị cảm lạnh, chống vi khuẩn, virus hiệu quả. Tỏi giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, làm sạch mụn trứng cá và kiểm soát trọng lượng. Hơn nữa, tỏi còn có tác dụng kháng viêm tuyệt vời vì có hàm lượng lưu huỳnh cao, ngăn chặn quá trình kích hoạt của các enzyme viêm sưng trong cơ thể.

Trà xanh

Nhờ đặc tính giàu chất chống oxy hóa polyphenol catechin, trà xanh có đặc tính chống ung thư, giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và chống lại nhiễm trùng. Trà xanh còn có tác dụng chống viêm nhẹ, giảm đau nhức đáng kể ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. 

Gừng

Từ bao đời nay, gừng được coi là một vị thuốc trong Đông y, có tác dụng đáng ngạc nhiên từ cải thiện hệ tiêu hóa đến đặc tính kháng viêm. Ăn gừng giúp tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất tự nhiên của cơ thể, điều trị cảm lạnh, đau bụng, có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân viêm xoang và là thần dược chống say xe. 

tinh trang sung viem

Nghệ

Mặc dù trong thực tế, nghệ được sử dụng nhiều để làm gia vị trong các món ăn hàng ngày nhưng đây chính là một vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Ấn Độ, Trung Quốc. Đây là một thực phẩm chống lão hóa, chống oxy hóa và kháng viêm rất tốt. Chất curcumin có trong nghệ có tác dụng làm giảm cảm giác tê cứng, sưng đau do viêm khớp.

Cà chua

Cà chua chứa nhiều lycopene – một chất chống oxy hóa có tác dụng giảm tình trạng viêm. Chế biến thực phẩm màu đỏ này sẽ làm tăng khả năng chống sưng viêm. Ngoài ăn cà chua, bạn có thể uống nước ép cà chua, thay thế bằng các thực phẩm liên quan như ớt, bí đỏ.

Việt quất

Việt quất chứa chất chống oxy hóa có tên gọi là anthocyanins. Ăn nhiều quả việt quất không chỉ làm giảm căng thẳng mà còn làm tăng chất cytokine chống viêm. Ngoài việt quất, bạn có thể thay thế bằng mâm xôi, dâu tây cũng có tác dụng chống viêm sưng tương tự.

Bắp cải tím

Bắp cải tím là một loại rau rất giàu phytochemical và anthocyanins, có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa rất mạnh. Các chuyên gia khuyên chúng ta nên nấu chín bắp cải tím bằng cách hấp chứ không phải là lò vi sóng hay luộc vì sẽ giúp giữ được hương vị và giá trị dinh dưỡng của món ăn.

tinh trang sung viem

Hành tây

Mùi hành tây thường khó ngửi, thái hành tây có thể khiến bạn bị cay mắt, khó chịu nhưng đây thực sự là thực phẩm có tính kháng viêm và kháng khuẩn mạnh. Hành tây có chứa nhiều lưu huỳnh, tannin và flavonoid – những chất oxy hóa cực mạnh này có khả năng chữa viêm cấp tính như viêm khớp, hen suyễn, đồng thời là sự lựa chọn thực phẩm hoàn hảo khi bạn bị dị ứng, sưng khớp kinh niên.

Quả anh đào

Anh đào là một loại trái cây có chứa nhiều anthocyanins, tăng khả năng chống oxy hóa, ngăn chặn tình trạng sưng viêm, đồng thời hỗ trợ lưu thông máu, chống ung thư, đảm bảo hệ thần kinh hoạt động trơn tru. Quả anh đào cũng rất giàu quercetin, là lựa chọn tuyệt vời cho những người có lượng cholesterol cao và hoạt động như một chất kháng viêm mạnh mẽ.

(Nguồn: Livestrong, healthline, merakilane)
Chia sẻ