Những siêu sao "Trộm Nhựa" siêng năng dùng túi vải và nói không với cốc nhựa: Đừng để một chữ "tiện" giết chết môi trường!
Túi nilon và cốc nhựa thì rất tiện nhưng lại chẳng hề thân thiện với môi trường. Bớt tiện một chút, "chịu khó" một chút là bạn đã giảm thiểu được rất nhiều gánh nặng cho môi trường rồi.
Ngày nay, những chai nước nhựa dùng 1 lần hay cốc nhựa, túi nilon vừa tiện, vừa rẻ với đủ mọi mẫu mã, kiểu dáng xuất hiện khắp nơi. Người ta vì cái sự tiện ấy mà bỏ qua thói quen mang chai nước cá nhân bên mình hay một chiếc túi vải có thể tái sử dụng vì "vướng víu".
Nhưng bạn có biết là mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, gần tương đương với trọng lượng của toàn bộ dân số toàn cầu. Trong 50 năm qua, lượng nhựa được tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới.
Mỗi năm có khoảng 50 tỉ chai nước được tiêu thụ. Và mỗi chai nhựa này có thể mất khoảng 1000 năm để phân hủy hoàn toàn – đặc biệt là những chỗ nhựa đặc như cổ chai, nút chai… Ngay cả ở những nước phát triển có khả năng tái chế một lượng lớn rác nhựa, thì nhiều nơi vẫn chưa có khả năng tái chế nút chai.
Sử dụng bình thuỷ tinh, bình nhựa tái sử dụng giúp giảm thiểu rác thải nhựa
Một chiếc túi nilon, nhiều khi được sử dụng trong 5 phút, chỉ mất 5 giây để sản xuất và cần 1 giây để vứt bỏ, song để phân hủy thì cần từ 500 - 1.000 năm.
Vì vậy, hi sinh chữ "tiện" để bảo vệ môi trường bằng cách dùng cốc/ bình nhựa hoặc thuỷ tinh có thể tái chế, dùng túi vải thay thế cho túi nilon là bạn đã góp phần giảm thiểu rất nhiều sức nặng của rác thải nhựa lên môi trường.
1. Tại sao chúng ta cần dùng bình/ cốc có thể tái sử dụng và túi vải?
Việc dùng túi vải để thay thế túi nilong là lựa chọn khá tốt vì chất liệu vải có thể sử dụng được nhiều lần sau khi giặt và vệ sinh. Túi vải còn gọn nhẹ và dễ dàng mang theo hơn làn, giỏ cói. Bình/ cốc thuỷ tinh có thể vệ sinh và tái sử dụng nhiều lần thay cho cốc giấy/ cốc nhựa sử dụng 1 lần.
Túi vải đã trở thành một người bạn thân thiết với nhiều người
Món phụ kiện vừa xinh xắn vừa hữu ích
2. Chúng ta dùng túi vải, bình/ cốc thuỷ tinh như thế nào?
Mỗi người chỉ cần 1 - 2 chiếc túi vải, để vào trong giỏ xách, cốp xe, balo mang theo bên mình. Với mỗi hoạt động sống như đi chợ, mua bánh, mua quần áo bạn đều có thể bỏ vào túi. Cốc/bình thuỷ tinh cũng chỉ nên sử dụng 1-2 chiếc tại nhà và tại nơi làm việc. Bạn có thể sử dụng khi đi mua nước/ mua trà sữa, yêu cầu nhân viên đổ vào bình/cốc cho mình thay vì sử dụng cốc giấy/ cốc nhựa.
3. Bao nhiêu là đủ?
Đừng lấy mác rằng đây là những sản phẩm thân thiện với môi trường mà tha hồ mua sắm thật nhiều nhưng lại không dùng đến vì như vậy sẽ rất phí phạm. Cân nhắc bạn thật sự cần bao nhiêu túi/ bình và không mua quá nhu cầu sử dụng. Không có sản phẩm nào thật sự thân thiện với môi trường, chung quy là do cách bạn sử dụng mà thôi.
Để biến việc sử dụng những thứ trên như một thói quen, hãy "nằm lòng" ngay bộ bí kíp dưới đây nhé:
"Đừng dùng cốc nhựa..." và "Mang túi vải đi khắp thế gian" cũng là 2 trong số 30 thử thách của "WeDo - Cuộc chiến trộm nhựa" cùng "#19020challenges" đang được rất nhiều bạn trẻ tham gia và hưởng ứng. Bằng cách đơn giản, dễ dàng nhưng đầy thiết thực, chương trình đã giúp nhiều người hình thành thói quen giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường từ trong những hành động nhỏ mỗi ngày. Khi thói quen dần được hình thành thì chắc chắn, mỗi người sẽ chung tay rồi tạo nên được sự giảm thiểu đáng kể của rác thải nhựa đấy!
Truy cập website: https://cuocchientromnhua.wechoice.vn/ để cùng tham gia và hưởng ứng chiến dịch WeDo - Cuộc Chiến Trộm Nhựa ngay hôm nay!
WeDo Cuộc Chiến Trộm Nhựa (nằm trong khuôn khổ WeChoice) là một thử thách môi trường hoàn toàn khác mang trong mình sứ mệnh của các "phản anh hùng" bất bình với thực trạng rác nhựa.
Dự án gồm chuỗi 30 thử thách nhằm thay đổi thói quen sử dụng nhựa của người trẻ. Cuộc Chiến Trộm Nhựa đã chính thức diễn ra. Cùng theo dõi các thông tin từ chương trình tại website: https://cuocchientromnhua.wechoice.vn/ và đừng quên tham gia để có cơ hội trở thành những Kẻ Trộm Nhựa đình đám - những hiệp sĩ bảo vệ môi trường nhé!