Những quan niệm sai lầm khi dùng điều hòa
Việc sử dụng máy điều hoà không đúng cách đã khiến nhiều người có những triệu chứng như đau đầu, nhức mỏi…
Tư vấn của TS. Nguyễn Việt Dũng - Trưởng Bộ môn Kỹ thuật Lạnh & Điều hòa Không khí, Viện Khoa học & Công nghệ Nhiệt lạnh (ĐH Bách khoa Hà Nội) sẽ giúp bạn sử dụng điều hòa hợp lý hơn.
Thông qua môi chất này máy điều hoà mới hút được nhiệt từ không gian cần làm lạnh và sau đó thải ra ngoài môi trường. Nếu môi chất freon rò rỉ gây ảnh hưởng đến con người thì máy lạnh không thể hoạt động được.
Hơn nữa, phần lớn các chất freon hiện đang sử dụng trong các máy điều hòa là chất mùi rất nhẹ, không vị, không màu và gần như không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Vì thế, khó có chuyện chất freon trong máy điều hoà làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Nhiều người thường cho rằng, nếu đóng kín các cửa có trong không gian điều hòa, sẽ không làm hao khí lạnh và tiết kiệm được điện. Để đảm bảo sức khoẻ khi ở phòng điều hoà, nhất thiết phải đảm bảo nồng độ khí oxy không được thấp và nồng độ khí CO2 không được cao hơn điều kiện cho phép.
Nếu đóng kín các khe cửa, sau một thời gian, do quá trình hô hấp của những người trong phòng và thậm chí do các thiết bị đốt cháy oxy như ti vi... nồng độ khí CO2 trong phòng sẽ tăng lên gây nên tình trạng thiếu oxy. Đây chính là nguyên nhân cơ bản làm không khí phòng bị cô đặc, có mùi khó chịu và cơ thể mệt mỏi.
Không nên ngồi liên tục trong phòng điều hoà
Trong điều kiện dịch cúm phát triển như hiện nay, việc sử dụng điều hoà hợp lý là vấn đề rất cần thiết. Nếu trời mát, nên mở cửa và dùng quạt, không dùng điều hòa. Ngoài ra, nhất thiết trong ngày, buổi tối hoặc sáng sớm phải mở cửa để thông gió toàn bộ không gian có điều hòa.
Đối với các phòng có điều hòa, việc thông gió hay cung cấp một phần không khí tươi là hết sức cần thiết. Trung bình, mỗi người trong mỗi giờ cần khoảng 20m3 không khí tươi và tổng lượng khí được cấp vào phòng phải không nhỏ hơn 10% thể tích phòng được điều hòa.
Để tiết kiệm điện trong khi dùng điều hòa, có nhiều biện pháp như để nhiệt độ phù hợp (khoảng 25 - 27oC), tăng độ dày tường bao, tránh để giàn nóng của điều hòa dưới ánh nắng mặt trời..., thay vì dùng biện pháp đóng kín phòng được điều hòa.
Khi thiết kế phòng sử dụng điều hoà, nên có hệ thống quạt thông gió, giúp lưu thông không khí, lấy khí oxy tươi cho phòng. Lúc đó, dù sử dụng điều hoà nhưng bạn sẽ không có cảm giác mệt mỏi, không khí phòng luôn thoáng đãng.
Một vấn đề khác không kém phần quan trọng là không nên ngồi trong phòng điều hoà liên tục. Nên thay đổi không khí bằng cách đi ra ngoài để hít thở khí tươi.
Tuy nhiên, khi ra ngoài cần chú ý đến sự thay đổi đột ngột của độ ẩm và nhiệt độ không khí gây nên nguy cơ bị choáng, ngất, cảm, thậm chí gây nguy hiểm đối với người có bệnh cao huyết áp và tim mạch.
Vì sao điều hoà là môi trường lây dịch cúm nhanh? Do nhiệt độ của giàn lạnh của máy điều hòa thấp hơn nhiệt độ đọng sương của không khí trong không gian điều hòa, nên hơi nước có trong không khí sẽ ngưng tụ tại các giàn lạnh này. Vì thế, tại bề mặt các giàn lạnh và cánh tản nhiệt, máng nước ngưng, nước đọng lại, độ ẩm lên tới 95 - 98%, nhiệt độ khoảng 5 - 15oC là điều kiện rất thích hợp để duy trì và phát triển của rất nhiều virus cúm. Sau đó nhờ sự tuần hoàn cưỡng bức không khí do máy điều hòa tạo nên, các virus sẽ phát tán nhanh chóng trong toàn không gian và có thể gây nhiễm cho những người khoẻ có mặt trong phòng. Nếu đã xảy ra cúm trong không gian điều hòa rất cần thiết phải tiến hành khử trùng, thay tấm lọc và vệ sinh ngay giàn lạnh, buồng hòa trộn, vì đây chính là ổ bệnh có nguy cơ lây lan. |