Những nhãn hàng tiêu dùng xuất sắc thế giới
Lọt vào danh sách của Citi là những thương hiệu có giá trị vốn hóa, thị phần và doanh thu quốc tế lớn, như BMW, LVMH, eBay, Nike hay Las Vegas Sands.
Tuần trước, bộ phận nghiên cứu của Tập đoàn Citigroup (Mỹ) đã công bố danh sách những "nhà vô địch thế giới" về sản phẩm dành cho người tiêu dùng. Theo nhóm phân tích, đây là các công ty có "mô hình kinh doanh đúng đắn và bền vững trong dài hạn". Họ được đánh giá dựa trên ba yếu tố: giá trị vốn hóa trên 3 tỷ USD, ít nhất phải thuộc top 3 hãng có thị phần lớn nhất trong mảng và doanh thu quốc tế phải lớn.
1. Adidas
Giá mục tiêu (tính toán bởi nhóm phân tích): 76 euro (100,6 USD)
Tăng trưởng lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) trong 3 năm: 16,4 %
Lĩnh vực: Dệt may, thời trang và hàng xa xỉ
Lý do: Adidas nắm giữ 20% thị phần trang phục thể thao toàn cầu, có lợi thế nhờ doanh thu tăng và quy mô sản xuất lớn.
2. Amazon.com
Giá mục tiêu: 275 USD
Tăng trưởng EPS trong 3 năm: 2.941 %
Lĩnh vực: Internet và bán lẻ
Lý do: Amazon là website bán lẻ hàng đầu tại Mỹ và trên thế giới. Hãng này vẫn duy trì được vị thế vững chắc nhờ thị phần và lợi nhuận toàn cầu tăng.
3. BMW
Giá mục tiêu: 68 euro (90 USD)
Tăng trưởng EPS trong 3 năm: -2,6 %
Lĩnh vực: Ôtô
Lý do: BMW đã gần leo lên vị trí số một trong phân khúc xe hơi xa xỉ thế giới. Tuy nhiên, ngôi vị này đang bị đe dọa bởi các hãng sản xuất đến từ Trung Quốc.
4. eBay
Giá mục tiêu: 50 USD
Tăng trưởng EPS trong 3 năm: 15,3 %
Lĩnh vực: Dịch vụ và phần mềm Internet
Lý do: Theo Citi, eBay hiện là chợ điện tử hàng đầu thế giới.
5. Hyundai Motor
Giá mục tiêu: 280.000 won (261 USD)
Tăng trưởng EPS trong 3 năm: 10,3 %
Lĩnh vực: Ôtô
Lý do: Hyundai là nhà sản xuất ôtô lớn thứ 6 thế giới.
6. Inditex
Giá mục tiêu: 115 euro (152,2 USD)
Tăng trưởng EPS trong 3 năm: 16,3 %
Lĩnh vực: Bán lẻ
Lý do: Hãng bán lẻ thời trang Tây Ban Nha này đã mở thêm hàng loạt cửa hàng mới, tăng trưởng rất nhanh tại châu Á và nhiều thị trường mới nổi khác.
7. Intercontinental Hotels
Giá mục tiêu: 19 bảng (30,6 USD)
Tăng trưởng EPS trong 3 năm: 8,3 %
Lĩnh vực: Khách sạn, nhà hàng và giải trí
Lý do: Intercontinental là khách sạn lớn nhất thế giới về số lượng phòng ở.
8. Las Vegas Sands
Giá mục tiêu: 58,5 USD
Tăng trưởng EPS trong 3 năm: 18%
Lĩnh vực: Khách sạn, nhà hàng và giải trí
Lý do: Las Vegas Sands được kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng thị phần tại Macau và Singapore.
9. LVMH (LVMH Moët Hennessy • Louis Vuitton)
Giá mục tiêu: 148 euro (196 USD)
Tăng trưởng EPS trong 3 năm: 13,6 %
Lĩnh vực: Dệt may, thời trang và hàng xa xỉ
Lý do: Xét về doanh thu, LVMH hiện là hãng sản xuất và phân phối hàng xa xỉ lớn nhất thế giới. Lợi nhuận của hãng này cũng thuộc hàng top trên toàn cầu.
10. Nike
Giá mục tiêu: 100 USD
Tăng trưởng EPS trong 3 năm: 11,3 %
Lĩnh vực: Dệt may, thời trang và hàng xa xỉ
Lý do: Nike nắm 37% thị phần giày dép toàn cầu và 10% thời trang thế giới.
11. Nissan Motor
Giá mục tiêu: 1.000 yen (11,6 USD)
Tăng trưởng EPS trong 3 năm: 13,1 %
Lĩnh vực: Ôtô
Lý do: Nissan là công ty hàng đầu thế giới về sản xuất ôtô. Giá trị thương hiệu của họ đang ngày càng cải thiện nhờ doanh số bán hàng tăng.
12. Starbucks
Giá mục tiêu: 63 USD
Tăng trưởng EPS trong 3 năm: 20%
Lĩnh vực: Khách sạn, nhà hàng và giải trí
Lý do: Starbucks, một trong những chuỗi nhà hàng cà phê lớn nhất thế giới, đang hưởng lợi từ sự phục hồi nhẹ của kinh tế Mỹ và thị phần quốc tế mở rộng.
13. Chuỗi khách sạn và nghỉ dưỡng Starwood
Giá mục tiêu: 65 USD
Tăng trưởng EPS trong 3 năm: 12%
Lĩnh vực: Khách sạn, nhà hàng và giải trí
Lý do: Chuỗi khách sạn này kiểm soát nhiều thương hiệu tên tuổi như Sheraton hay Westin.
14. Volkswagen
Giá mục tiêu: 150 USD
Tăng trưởng EPS trong 3 năm: 34,2 %
Lĩnh vực: Ôtô
Lý do: Các nhà phân tích của Citi cho rằng cổ phiếu Volkswagen đang bị định giá thấp và hãng này sẽ có kết quả kinh doanh rất tốt trong thời gian tới.