Những nguyên do khiến chị em luôn mệt mỏi

Tr. Thu,
Chia sẻ

Nữ giới thường có nguy cơ bị hội chứng mệt mỏi mãn tính cao gấp 4 lần so với nam giới.

Hội chứng mệt mỏi mãn tính (Chronic Fatigue Syndrome - CFS) còn được gọi là Rối loạn miễn dịch Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFIDS). Triệu chứng chính của bệnh này là mệt mỏi trầm trọng mà không đỡ, dù đã được nghỉ ngơi và khi tham gia các hoạt động thì sẽ càng mệt hơn.

Điều này chính là lý do tại sao đa số chị em không thể duy trì lối sống và các thói quen vận động như trước khi bị bệnh. Để chẩn đoán bệnh, người ta cần theo dõi tình hình bệnh liên tục ít nhất sáu tháng và xem xét một số triệu chứng có thể được coi là triệu chứng của bệnh bao gồm: đau họng, đau cơ, đau khớp, đau đầu các kiểu, mất ngủ và khó chịu.



Trong số các bệnh mãn tính, hội chứng mệt mỏi kinh niên là một trong những hội chứng bí ẩn nhất. Một số nguyên nhân có thể gây ra hội chứng này là:

- Trầm cảm

- Thiếu máu thiếu sắt

- Lượng đường huyết thấp (hạ đường huyết)

- Thường xuyên bị bệnh dị ứng

- Virus lây nhiễm, như Epstein - Barr virus hoặc herpesvirus 6

- Rối loạn chức năng trong hệ thống miễn dịch

- Thay đổi trong mức độ kích thích tố sản xuất tại các vùng dưới đồi, tuyến yên hoặc tuyến thượng thận

- Huyết áp thấp mạn tính (hạ huyết áp)

- Một quá trình tự miễn dịch gây viêm của một số thần kinh, hệ thống

- Nhiễm virus phức tạp bởi một phản ứng miễn dịch khác thường

- Huyết áp thấp gây ra các rối loạn và ngất xỉu phản xạ

Nữ giới có nguy cơ bị hội chứng mệt mỏi mãn tính cao gấp 4 lần so với nam giới. Thông thường, bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi từ 40 và 60, nhưng cũng có một số phụ nữ đang phải đối phó với tình trạng này ngay khi họ còn rất trẻ.

Không có phương pháp để chẩn đoán tình trạng này, do đó, để chắc chắn, các bác sĩ sẽ phải loại trừ các bệnh khác trước khi kết luận để có thể điều trị cho CFS tốt nhất. Một thực tế là không có biện pháp khắc phục hội chứng này.

Có nhiều loại thuốc có thể điều trị các triệu chứng của bệnh ở một vài khía cạnh nhất định, nhưng vấn đề là tự bản thân người bệnh không thể loại bỏ bệnh hoàn toàn.

Con người trải qua các triệu chứng khác nhau khi có bệnh và không có trường hợp hai người bệnh sẽ có cùng cảm giác và tình trạng bệnh như nhau. Đây là lý do tại sao khi bị hội chứng mệt mỏi mãn tính, một số người vô cùng suy yếu, không thể rời khỏi nhà trong khi những người khác có thể sống một cuộc sống gần như bình thường.

Để có thể chấp nhận tình hình và giữ cho mình một tư duy tích cực để đối phó với hội chứng mệt mỏi mãn tính, chị em nên gặp bác sĩ để được tư vấn hoặc điều trị cần thiết.
Chia sẻ