Những người phụ nữ "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng" đội nắng canh giữ chốt phòng dịch nơi cửa ngõ Thủ Đô

Gia Đoàn,
Chia sẻ

Những ngày này, tại các chốt phòng dịch giữa huyện Đông Anh, Sóc Sơn (Hà Nội) tiếp giáp với các địa phương như Bắc Ninh và Bắc Giang hàng loạt hàng rào sắt được dựng lên, đất đá được lấp lên các lối đi để hạn chế người và phương tiện qua lại. Tại đây luôn có những người phụ nữ tạm gác việc nhà, tình nguyện đi "lo chuyện bao đồng" thay nhau đứng gác.

Những người phụ nữ "lo việc bao đồng" tại các chốt phòng dịch ở các vùng giáp ranh Hà Nội - Ảnh 1.

Gần 1 tháng qua, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 tại các địa phương như Bắc Ninh, Bắc Giang đang diễn biến rất phức tạp. Hàng loạt chốt chặn tại các vùng giáp ranh giữa Hà Nội và các tỉnh này được thành lập nhằm ngăn chặn dịch bệnh đang lây lan. Trong ảnh, một điểm chốt chặn ngay tại đường đê xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội nhằm kiểm soát người từ Bắc Ninh sang, để đảm bảo công tác phòng chống dịch, lực lượng chức năng đã đặt biển báo "Bắc Ninh, Bắc Giang quay đầu".

Những người phụ nữ "lo việc bao đồng" tại các chốt phòng dịch ở các vùng giáp ranh Hà Nội - Ảnh 2.

Tại xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội) nơi giáp ranh với huyện Yên Phong (Bắc Ninh), lực lượng chức năng đã thành lập 3 chốt chặn cứng và có người canh gác 24/24h nhằm quản lý chặt người ra vào địa bàn xã, phòng chống dịch Covid-19. mỗi chốt kiểm dịch này, lực lượng chức năng làm hết sức, nghiêm túc trong công tác kiểm soát người từ vùng dịch vào địa phận Hà Nội.

Những người phụ nữ "lo việc bao đồng" tại các chốt phòng dịch ở các vùng giáp ranh Hà Nội - Ảnh 3.

Một cán bộ tại chốt kiểm soát cho biết trong thời gian này tất cả những người di chuyển từ hướng Yên Phong, Bắc Ninh khi tới chốt phải khai báo y tế. Các phương tiện từ tỉnh Bắc Ninh muốn lưu thông qua đây đều phải có giấy xác nhận từ cơ quan y tế. Những người không xuất trình được giấy tờ, lực lượng chức năng đều yêu cầu quay xe.

Những người phụ nữ "lo việc bao đồng" tại các chốt phòng dịch ở các vùng giáp ranh Hà Nội - Ảnh 4.

Theo ghi nhận, tại khu vực xã Thụy Lâm có rất nhiều chốt kiểm dịch được lập ra nhằm đảm bảo tốt công tác phòng, chống dịch. Hạn chế cho người dân không ra ngoài khi cần thiết.

Những người phụ nữ "lo việc bao đồng" tại các chốt phòng dịch ở các vùng giáp ranh Hà Nội - Ảnh 5.

Tại chốt kiểm dịch thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, có rất nhiều người phụ nữ dù không phải là lực lượng làm nhiệm vụ canh gác tại chốt nhưng họ vẫn gác công việc gia đình, tình nguyện tham gia công việc chung của xã để cùng chung tay phòng, chống dịch.

Những người phụ nữ "lo việc bao đồng" tại các chốt phòng dịch ở các vùng giáp ranh Hà Nội - Ảnh 6.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu (giáo viên trường tiểu học Thụy Lâm A) cho biết tới nay cô cùng những người dân khác đã tự nguyện làm nhiệm vụ gác chốt kiểm dịch được gần 1 tháng. Theo lời cô Thu, việc làm này hoàn toàn là tự nguyện. "Trước khi học sinh nghỉ học thì ngoài giờ hành chính dạy trên lớp, tôi ra chốt này để hỗ trợ lực lượng chức năng làm nhiệm vụ gác tại chốt để đảm bảo người dân không ra vào khu vực này. Công việc ở nhà các con tôi lớn nên các cháu ở nhà tự lo được, còn mình thì muốn ra đây cùng hỗ trợ thêm với mọi người", cô Thu cho biết.

Những người phụ nữ "lo việc bao đồng" tại các chốt phòng dịch ở các vùng giáp ranh Hà Nội - Ảnh 7.

Trong thời gian học sinh phải nghỉ học, tranh thủ thời gian không phải lên bục giảng nên từ khi dịch bùng phát, cô Nguyễn Thị Lý(giáo viên trường tiểu học Thụy Lâm A) đã tự nguyện xin lực lượng chức năng ra canh tại các chốt kiểm dịch trên địa bàn xã. "Thời gian còn phải lên lớp dạy thì tôi tranh thủ được ngoài giờ hành chính sẽ ra đây, còn thời gian này không phải lên lớp thì tôi ra thường xuyên hơn để hỗ trợ anh em công an, quân đội, y tế", cô Lý chia sẻ.

Những người phụ nữ "lo việc bao đồng" tại các chốt phòng dịch ở các vùng giáp ranh Hà Nội - Ảnh 8.

Theo lời cô Lý, thời gian đầu khi mới lập chốt lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền cho người dân hiểu. "Có mấy hôm đầu khi chúng tôi lập chốt thì đến đêm lại bị người dân tháo dỡ ra để đi. Tại khu vực hầm chui dân sinh trên tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên phải đổ đất, cắm biển báo, hạn chế người dân đi lại qua khu vực giáp ranh với huyện Yên Phong. Bằng sự nỗ lực và quyết tâm của lực lượng chức năng tại chốt cũng như những chỉ đạo từ chính quyền địa phương nên người dân trong thời gian này đã chấp hành rất tốt", cô Lý cho biết.

Những người phụ nữ "lo việc bao đồng" tại các chốt phòng dịch ở các vùng giáp ranh Hà Nội - Ảnh 9.

Những người phụ nữ "lo việc bao đồng" tại các chốt phòng dịch ở các vùng giáp ranh Hà Nội - Ảnh 10.

Bằng nhiều hình thức và tận dụng mọi thứ sẵn có, lực lượng chức năng cùng người dân xã Thụy Lâm đang kiểm soát chặt chẽ tại những nơi giáp ranh với Bắc Ninh.

Những người phụ nữ "lo việc bao đồng" tại các chốt phòng dịch ở các vùng giáp ranh Hà Nội - Ảnh 11.

Một con đường liên tỉnh nối Bắc Ninh và xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội) sau khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và ghi nhận các ca dương tính SARS-CoV-2 là công nhân làm việc tại Bắc Ninh, lực lượng chức năng đã nhanh chóng dùng đất đá chặn lối đi tắt này.

Những người phụ nữ "lo việc bao đồng" tại các chốt phòng dịch ở các vùng giáp ranh Hà Nội - Ảnh 12.

Được biết con đường này mỗi ngày có rất nhiều công nhân làm việc tại Bắc Ninh và xe chở công nhân qua lại đây. Nhận thấy nguy cơ bùng phát dịch, lực lượng chức năng ngoài đổ đất đá còn dùng cây xanh để chặn các lối đi này kèm theo biển báo.

Những người phụ nữ "lo việc bao đồng" tại các chốt phòng dịch ở các vùng giáp ranh Hà Nội - Ảnh 13.

Những người dân sinh sống gần con đường thông sang Bắc Ninh tình nguyện mang lều ngủ của gia đình chặn lối đi để cảnh báo các phương tiện quay đầu vì phía trước đã bị chặn.

Những người phụ nữ "lo việc bao đồng" tại các chốt phòng dịch ở các vùng giáp ranh Hà Nội - Ảnh 14.

Chị Nguyễn Thị Thu (38 tuổi, xã Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội) cho biết gia đình chị ở gần khu vực lực lượng chức năng đổ đất đá chặn lối đi sang Bắc Ninh nên vợ chồng chị đặt thêm lều ngủ ra đường để mọi người nhìn thấy sẽ nhận biết và không đi vào khu vực đã bị chặn nữa.

Những người phụ nữ "lo việc bao đồng" tại các chốt phòng dịch ở các vùng giáp ranh Hà Nội - Ảnh 15.

Chốt kiểm dịch trên cầu Đò Lo thuộc xã Kim Lũ (Sóc Sơn) giáp ranh với huyện Yên Phong (Bắc Ninh), lực lượng chức năng cũng thành lập tổ công tác, chốt chặn, kiểm soát 24/24h phương tiện lưu thông vào địa phận huyện. Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại chốt cho biết tất cả người dân muốn vào địa phận huyện Sóc Sơn đều phải kiểm tra thân nhiệt và khai báo y tế.

Những người phụ nữ "lo việc bao đồng" tại các chốt phòng dịch ở các vùng giáp ranh Hà Nội - Ảnh 16.

Tại chốt kiểm dịch ngay đầu cầu Vát đoạn giáp ranh giữa huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) và huyện Sóc Sơn (Hà Nội) lực lượng chức năng xuyên trưa làm nhiệm vụ kiểm soát người và phương tiện ra vào địa phận huyện Sóc Sơn.

Những người phụ nữ "lo việc bao đồng" tại các chốt phòng dịch ở các vùng giáp ranh Hà Nội - Ảnh 17.

Theo ghi nhận, tại rất nhiều điểm chốt luôn có những người tình nguyện viên nữ tự nguyện tham gia cùng lực lượng chức năng gác tại chốt để đảm bảo công tác phòng dịch luôn được hoàn thành thật tốt.

Những người phụ nữ "lo việc bao đồng" tại các chốt phòng dịch ở các vùng giáp ranh Hà Nội - Ảnh 18.

Lực lượng chức năng luôn đảm bảo tốt công tác tuyên truyền, nhắc nhở người dân thực hiện theo đúng quy định phòng, chống dịch.

Những người phụ nữ "lo việc bao đồng" tại các chốt phòng dịch ở các vùng giáp ranh Hà Nội - Ảnh 19.

Những người phụ nữ "lo việc bao đồng" tại các chốt phòng dịch ở các vùng giáp ranh Hà Nội - Ảnh 20.

Cầu Vát một trong những nơi là cửa ngõ tiếp giáp giữa tỉnh Bắc Giang và Hà Nội.

Những người phụ nữ "lo việc bao đồng" tại các chốt phòng dịch ở các vùng giáp ranh Hà Nội - Ảnh 21.

Chia sẻ