Những người nên tránh xa rau cải tuyệt đối kẻo 'rước thêm bệnh'
Rau cải là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn loại rau này.
Lợi ích khi ăn rau cải
Rau họ cải rất giàu chất dinh dưỡng như carotenoid (beta-carotene, lutein, zeaxanthin), vitamin C, E, K, folate, và khoáng chất. Đây là một nguồn chất xơ tốt. Ngoài ra, rau họ cải còn chứa glucosinolate, là chất chứa lưu huỳnh - tạo ra mùi thơm hăng và vị đắng.
Các nhà nghiên cứu đã điều tra mối liên quan có thể có giữa việc ăn các loại rau họ cải và nguy cơ ung thư. Theo đó, ăn nhiều rau họ cải có tác động đến nguy cơ của bốn loại ung thư phổ biến dưới đây:
Ung thư tuyến tiền liệt: Một số nghiên cứu bệnh chứng đã phát hiện ra rằng những người ăn nhiều rau họ cải có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn.
Ung thư đại trực tràng: Một nghiên cứu thuần tập về chế độ ăn uống và ung thư ở Hà Lan cho thấy phụ nữ ăn nhiều rau họ cải sẽ giảm nguy cơ ung thư ruột (không bao gồm trực tràng).
Ung thư phổi: Các nghiên cứu thuần tập ở Châu Âu, Hà Lan và Hoa Kỳ đã có kết quả khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu đã báo cáo có ít mối liên quan, nhưng một phân tích của Hoa Kỳ cho thấy rằng những phụ nữ ăn nhiều hơn 5 khẩu phần rau họ cải mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn.
Ung thư vú: Một nghiên cứu đối chứng cho thấy những phụ nữ ăn nhiều rau họ cải có nguy cơ ung thư vú thấp hơn.
Như vậy, tuy rằng các bằng chứng chưa thực sự rõ ràng nhưng việc ăn nhiều rau hơn nói chung, rau họ cải nói riêng có thể bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư và nên được đưa vào thực đơn của một chế độ ăn lành mạnh.
Công dụng của các loại rau họ cải đối với sức khỏe
Bắp cải
Bắp cải chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất như vitamin K, kali, phốt pho... Thường xuyên ăn bắp cải giúp bảo vệ sức khỏe làn da, tăng cường thị lực, giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, bắp cải còn có đặc tính chống ung thư rất tốt.
Cải xoong
Cải xoong chứa nhiều chất chống oxy hóa như lutein, zeaxanthin, beta-carotene. Nó có tác dụng hạn chế nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và các vấn đề liên quan đến thị lực. Ngoài ra, cải xoong còn là thực phẩm hỗ trợ giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa nhiều vitamin B, C, K, chất xơ và các chất chống oxy hóa giúp giảm viêm, kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt tốt với phụ nữ. Ngoài ra, các hoạt chất sinh học trong bông cải xanh còn có khả năng làm chậm quá trình lão hóa của não bộ, ngăn ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ.
Cải xoăn
Cải xoăn là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe mà bạn nên bổ sung vào bữa ăn. Loại rau này chứa nhiều chất xơ, không chứa chất béo và có hàm lượng calo thấp. Không những thế, cải xoăn còn có tác dụng cải thiện đường tiêu hóa, giảm cholesterol xấu trong máu, giúp xương chắc khỏe và mang lại giấc ngủ ngon.
Cải thìa
Cải thìa chứa nhiều protein, chất xơ, có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm cảm giác thèm ăn, có lợi cho việc kiểm soát cân nặng. Loại rau này còn có hàm lượng folate, kali, vitamin C, B6, E và beta-carotene dồi dào giúp làm đẹp da, ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư.
Rau cải cúc
Cải cúc chứa nhiều protid, vitamin A, B, C... có tác dụng chống cháy nắng và ngăn ngừa hình thành các đốm nâu, giảm dị ứng, giúp các mô liên kết luôn khỏe mạnh, hỗ trợ lưu thông máu... Đặc biệt, cải cúc còn chứa nhiều chất diệp lục, có tác dụng loại bỏ cholesterol dư thừa trong máu.
Những người sau nên hạn chế ăn loại rau cải
Bệnh nhân bị suy giáp: Bệnh nhân bị suy giáp không nên ăn rau cải dưới mọi hình thức. Rau cải có nhiều vitamin A, K, những chất này đóng vai trò quan trọng đối với chức năng hoạt động của tuyến giáp.
Người bị viêm đường tiêu hóa: Đối với những người có bệnh viêm đường tiêu hóa không nên ăn cải sống, kể cả khi đã muối như kim chi, dưa muối, salad… để tránh gây kích thích cho vùng viêm loét.
Người bị táo bón: Đối với những người bị táo bón, tiểu ít thì không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.
Người bị đau dạ dày: Với những người bị đau dạ dày, hay bị chướng hơi đầy bụng không nên ăn nhiều rau cải. Nguyên do là khi ăn loại rau này dễ sinh ra nhiều khí, gây đầy bụng, đặc biệt là khi bạn ăn sống. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nấu chín trước khi ăn.
Bà bầu có hội chứng trào ngược: Bà bầu có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải họ cải nên thận trọng với cải thảo. Thành phần indol trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.
Người bị suy thận: Nói chung rau cải xanh ăn sống (kể cả đã muối) đều không thích hợp với trẻ em, người đang bị tiêu chảy, phụ nữ có thai.
Người bệnh gút
Mỗi loại thực phẩm có hàm lượng purin khác nhau. Các loại rau cải có hàm lượng purin ở nhóm B, 50 - 150mg/100g. Trong khi đó, các thực phẩm có hàm lượng purin cao có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút. Vì vậy nếu bạn thuộc nhóm người có nguy cơ mắc bệnh gút cao, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng loại rau này.
Ngoài ra, vào mùa đông khi lựa chọn rau cải xanh, bạn nên chọn loại cải non, lá xanh, mỏng, cuống to. Bên cạnh đó, cần cẩn thận khi ăn sống vì loại này thường được bón phân có chứa nhiều nitrat. Không nên để rau cải đã nấu chín vì lượng nitrat trong rau cải có thể bị biến đổi thành nitrite, gây hại cho sức khỏe người ăn.