Những người có nguy cơ thiếu kẽm
Bởi vì lượng kẽm hấp thu hàng ngày là cần thiết để duy trì mức độ khỏe mạnh trong cơ thể nên một số người có nguy cơ thiếu hụt kẽm. Những đối tượng đáng lưu ý là:
Người ăn chay
Phần lớn kẽm từ thực phẩm xuất phát từ các sản phẩm thịt. Kết quả là, những người ăn chay (đặc biệt là người ăn chay trường) sẽ cần nhiều hơn 50% kẽm trong chế độ ăn uống của họ so với người không ăn chay.
Những người bị rối loạn tiêu hóa
Những người bị rối loạn tiêu hóa
Những người mắc bệnh viêm ruột loét miệng, viêm ruột kết, bệnh thận mãn tính hoặc hội chứng ruột ngắn sẽ có một khoảng thời gian khó khăn hơn để hấp thụ và giữ lại kẽm từ thực phẩm mà họ ăn.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Để đáp ứng đủ nhu cầu kẽm của bào thai, phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người có lượng kẽm dự trữ thấp khi mới có bầu thì mỗi ngày sẽ cần thêm nhiều kẽm hơn những người khác.
Trẻ đã lớn nhưng vẫn bú sữa mẹ
Trẻ đã lớn nhưng vẫn bú sữa mẹ
Cho đến khi được bảy tháng tuổi, trẻ có thể nhận được đủ lượng kẽm hàng ngày từ sữa mẹ. Sau đó, nhu cầu hàng ngày tăng 50% và một mình sữa mẹ sẽ không đáp ứng đủ nữa.
Người bị bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm
Người bị bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm
Nghiên cứu gần đây cho thấy 60-70% của những người bị bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liền có mức độ kẽm thấp hơn (điều này đặc biệt đúng đối với trẻ em), bởi vì cơ thể hấp thụ nó khó khăn hơn.
Người nghiện rượu
Người nghiện rượu
Một nửa số người nghiện rượu có nồng độ kẽm thấp vì họ hoặc không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng (do tổn thương đường ruột từ việc uống rượu quá nhiều) hoặc bởi vì kẽm bị tiết ra nhiều hơn qua nước tiểu của họ.
Bạn cần bao nhiêu kẽm là hợp lý?
Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ đều cần được bổ sung nhiều kẽm
Giới hạn kẽm phù hợp cho từng đối tượng như sau:
• Trẻ từ 0-6 tháng: 2 mg/ngày
• Trẻ từ 0-6 tháng: 2 mg/ngày
• Trẻ từ 7-11 tháng: 3 mg/ngày
• Trẻ từ 1-3 tuổi: 3 mg/ngày
• Trẻ từ 4-8 tuổi: 5 mg/ngày
• Trẻ từ 9-13 tuổi: 8 mg/ngày
• Nam từ 14 tuổi trở lên: 11 mg/ngày
• Nữ từ 14-18 tuổi: 9 mg/ngày
• Nữ từ 19 tuổi trở lên: 8 mg/ngày
• Phụ nữ mang thai (tuổi từ 18 trở lên): 11-12mg/ngày
• Phụ nữ cho con bú (độ tuổi từ 18 trở lên): 12-13 mg/ngày
Nguồn thực phẩm giàu kẽm
Do cơ thể không thể sản sinh ra loại dưỡng chất quan trọng này nên việc ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm hàng ngày là điều cần thiết.
Một số nguồn thực phẩm tối ưu bao gồm:
- Hàu sống, 6 con to vừa = 76,7 mg kẽm.
- Hàu sống, 6 con to vừa = 76,7 mg kẽm.
- Cua bể nấu chín, 84g = 6,5 mg kẽm.
- Thịt bò thăn, nạc, nướng, 112g = 6,33 mg kẽm.
- Hạt bí ngô sống, 1/4 cốc = 2,57 mg kẽm.
- Tôm, hấp/luộc, 112g = 1,77 mg kẽm.
- Nấm Crimini (loại nấm cúp màu nâu), chưa qua chế biến, 140g = 1,56 mg kẽm.
- Rau bina, luộc, 1 chén = 1,37 mg kẽm
Theo VTV