Những lý do cần lưu ý khi vệ sinh "vùng cấm địa"

Lê Thu Huyền (Doctis),
Chia sẻ

Nếu chị em vệ sinh khu vực vùng kín nhạy cảm này không đúng cách sẽ khiến thế cân bằng của nó bị phá vỡ, và kéo theo là vô số phiền toái.

Bình thường, “vùng cấm địa” của chị em đã luôn tồn tại hệ thống vi khuẩn có lợi nhằm ức chế vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, vệ sinh khu vực nhạy cảm này không đúng cách sẽ khiến thế cân bằng đó bị phá vỡ, kéo theo là vô số phiền toái.
 
1. Vệ sinh “vùng kín”: càng nhiều càng hại
 
Trên thực tế, bên trong “vùng kín” vốn đã chứa một lượng vi sinh vật ổn định. Bạn chỉ nên vệ sinh vùng nhạy cảm này 1 -2 lần/ngày. Bởi vì khi bạn thực hiện động tác chăm sóc quá nhiều, quá kĩ từ bên trong sẽ có thể phá vỡ sự cân bằng, từ đó, làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
 
 
Dung dịch vệ sinh chuyên dụng có thể làm sạch “vùng kín”, khử mùi, thậm chí tránh được STDs (bệnh lây truyền qua đường tình dục)… là những quan niệm sai lầm. Thực tế là, vệ sinh “vùng kín” nhiều lần bằng các sản phẩm chuyên dụng không những không thể khử được mùi, tránh được STDs mà còn làm tăng nguy cơ viêm, ngứa, nhiễm trùng đường tiểu.
 
Đã đến lúc bạn nên bỏ các loại quần áo bó sát hoặc làm từ chất liệu không thấm mồ hôi xuống đáy tủ, thay vào đó là những bộ cánh chất liệu tự nhiên thấm hút tốt như cotton, lụa…để có thể thoải mái cả ngày mà không phải lo lắng về lũ vi khuẩn sinh sôi.
 

2. Lưu ý khi sử dụng sản phẩm vệ sinh chuyên dụng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nước rửa vệ sinh với mẫu mã đa dạng và chiêu thức quảng cáo của các nhà sản xuất lại rất hấp dẫn. Vì thế, bạn cần phải hết sức tỉnh táo. Hãy kiểm tra thật kĩ các thành phần trong đó xem chúng có ảnh hưởng đến môi trường sinh lí tự nhiên của “vùng kín” hay không. Độ pH ở da phụ nữ thường là 5,5 nhưng độ pH trong “vùng cấm địa” lại thấp hơn nhiều, thường chỉ ở mức 3,3.

Bạn tuyệt đối không nên thay thế dung dịch vệ sinh chuyên dụng bằng sữa tắm. Vì sữa tắm làm cho môi trường của “vùng kín” trở nên kiềm hơn, rất dễ bị các vi khuẩn tấn công. Do đó, hãy sử dụng các sản phẩm chuyên dụng có tính axit để làm sạch “vùng kín”, tiêu diệt vi khuẩn có hại và giảm bớt viêm niêm mạc.
 

3. Vệ sinh trong những trường hợp “đặc biệt”

- Vệ sinh trong những ngày “đèn đỏ”: Bạn nhất thiết phải thay băng vệ sinh hoặc tampon sau mỗi 4 giờ. Tránh để lâu hơn vì nguyệt san là môi trường lí tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Ngoài ra, bạn còn có nguy cơ bị tấn công dồn dập hơn bởi đám vi khuẩn và STDs nếu QHTD trong những ngày nhạy cảm này.

- Vệ sinh trước và sau khi QHTD: Trước khi có quan hệ giới tính, bạn và cả đối tác cần phải vệ sinh thật sạch sẽ để tránh lây lan các vi khuẩn gây bệnh. Và sau khi QHTD, bạn cũng nên vệ sinh cơ thể một lần nữa bằng nước ấm kết hợp với các sản phẩm vệ sinh chuyên dụng nhằm hạn chế tối đa mầm bệnh.
 

Cuối cùng, các chuyên gia khuyên bạn nên đi tiểu ngay sau khi QHTD để các vi sinh vật gây bệnh không thể tiến sâu hơn vào bên trong, đặc biệt là những khu vực dễ bị tổn thương như ống dẫn nước tiểu, niệu đạo, buồng trứng…

Chia sẻ