Những loại thuốc không nên dùng khi bị nhiễm nấm "vùng kín"

Saga,
Chia sẻ

Có những loại thuốc quen thuộc hoặc thói quen sinh hoạt hàng ngày thông thường đến mức ít người để ý cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo ở chị em.

Đặc biệt, vì có thể khiến bệnh trầm trọng thêm, chị em không nên dùng khi đang điều trị viêm nhiễm âm đạo hoặc nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Những loại thuốc không nên dùng khi bị nhiễm nấm
(Ảnh minh họa – Nguồn: internet)

Thuốc kháng sinh

Kháng sinh thường được dùng để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng và nhiều bệnh khác. Tuy nhiên chúng cũng tiêu diệt luôn các vi khuẩn có ích có khả năng kiềm chế sự phát triển của nấm Candida ablican, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men phát triển và gây bệnh. Các kháng sinh thông thường lại không thể tiêu diệt được vi nấm.

Do vậy, chị em chỉ nên dùng kháng sinh khi được bác sĩ chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng. Khi điều trị, bác sĩ có thể cho chị em dùng kháng sinh dài ngày. Khi đó, nếu có bị nhiễm nấm thì cũng là tình trạng bình thường, không cần phải lo lắng. Đặc biệt, chị em nên bỏ thói quen tự mua thuốc kháng sinh khi nghi ngờ có bệnh vì có thể khiến cơ thể bị lờn thuốc và cũng không nên tự dùng thuốc trị nấm để phòng bệnh sau khi chấm dứt đợt điều trị kháng sinh dài ngày, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai phối hợp chứa Hormon oestrogen và progesterone làm thay đổi nồng độ oestrogen tự nhiên của cơ thể. Số lượng nấm men phụ thuộc vào sự cân bằng hormone. Vì vậy, phụ nữ uống thuốc ngừa thai có nguy cơ bị nhiễm nấm cao hơn

Những loại thuốc tránh thai liều thấp có thể tránh được tác dụng phụ này. Sự thay đổi hormone trước kỳ kinh nguyệt cũng là lý do khiến phụ nữ bị nhiễm nấm ở thời kỳ này nhiều hơn.

Tuy nhiên, nếu so sánh với lợi ích của thuốc ngừa thai như tránh thai hiệu quả, có lợi cho chu kỳ kinh nguyệt và tình trạng hành kinh của phụ nữ, nguy cơ nhiễm nấm này được xem là không đáng kể. Do vậy, đừng vì lo sợ nấm âm đạo mà nói không với thuốc ngừa thai nhé.

Những loại thuốc không nên dùng khi bị nhiễm nấm
Có những loại thuốc sẽ là nguyên nhân gây viêm nhiễm nấm âm đạo (Ảnh minh họa - Nguồn: internet)

Tiểu đường và hệ miễn dịch kém có thể khiến bạn nhiễm nấm

Người bị bệnh tiểu đường không kiểm soát dễ bị nhiễm nấm hơn vì lượng đường trong âm đạo tăng làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Hơn nữa, lượng đường cao trong máu và nước tiểu có thể làm tăng lượng đường glucose trong mô âm đạo, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho nấm, giúp nấm tăng trưởng. Khám và kiểm soát lượng đường trong máu cũng là một cách giúp bạn phòng ngừa viêm nhiễm âm đạo và chống tái phát.

Ngoài ra, khi sức khỏe chung không tốt, bạn bị stress hoặc bạn nhiễm những căn bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, bạn sẽ không đủ khả năng chống lại các yếu tố gây bệnh như nấm men.

Những loại thuốc không nên dùng khi bị nhiễm nấm
(Ảnh minh họa. Nguồn: internet)

Những tác nhân gây bệnh không ngờ này luôn tiềm ẩn trong cuộc sống hằng ngày mà bạn không hề hay biết. Chị em nên lưu ý những loại thuốc mình sử dụng, đặc biệt khi có triệu chứng hoặc đang điều trị viêm nhiễm âm đạo, tránh tình trạng làm bệnh trầm trọng thêm, dây dưa mãi không khỏi hoặc tái phát thường xuyên.

Bạn có thể tìm hiểu những thông tin hữu ích liên quan đến viêm nhiễm âm đạo tại fanpage Facebook Chuyện Nhỏ Chị Em. Đây cũng là nơi bạn có thể được các bác sĩ tư vấn những vấn đề thầm kín của chị em phụ nữ với danh tính được bảo mật. Nếu nghi ngờ mình bị viêm nhiễm âm đạo, chị em có thể làm trắc nghiệm trực tuyến tại www.chuyennhochiem.com.

Viên đặt âm đạo có chứa Clotrimazole và Acid Lactic có hai loại, VT 100mg (hộp 6 viên) và VT 500mg (hộp 1 viên) và luôn có kèm một dụng cụ đặt thuốc, tiện lợi khi sử dụng.

Để biết thêm chi tiết về sản phẩm, tham khảo tại http://bit.ly/VienDatAmDao

Tham gia Fanpage Chuyện Nhỏ Chị Em (www.facebook.com/ChuyenNhoChiEm) để được chia sẻ và tư vấn về các vấn đề sức khỏe. Đến với Chuyện Nhỏ Chị Em, bạn có thể kể những tâm sự thầm kín nhất và được bảo mật danh tính tuyệt đối. 

Chia sẻ