Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tâm tính phức tạp như vậy ở phụ nữ sau khi sinh? Khi em bé còn nằm trong bụng mẹ, người mẹ được hưởng rất nhiều sự quan tâm chăm sóc từ mọi phía. Sau khi sinh, mọi tâm điểm đều dồn về phía bé, khó tránh khỏi người mẹ cảm thấy hụt hẫng. Rất nhiều phụ nữ sau khi sinh tính khí biến đổi rất lớn, thậm chí là rất nóng tính.
Với chồng
Tâm trạng của người mẹ trẻ:
Sau khi sinh, chồng tôi không lãng mạn như trước nữa. Hàng ngày sau khi tan làm về nhà, anh ấy đều hôn vài cái lên má tôi, khi bị hàng xóm nhìn thấy, tôi đều cảm thấy xấu hổ nhưng cũng vô cùng hạnh phúc. Tôi tham lam muốn cả thế giới đều biết niềm hạnh phúc của mình.
Sau khi sinh em bé, chồng tôi không còn làm như vậy nữa. Anh ấy chỉ quan tâm tới con, hoàn toàn không để ý tới sự tồn tại của tôi. Từ sáng sớm tôi không chỉ chăm con, mà còn phải lo liệu giải quyết việc nhà, chẳng lẽ anh ấy không nhận thấy sao? Tại sao sau khi tôi sinh con, anh ấy lại thay đổi nhiều như vậy, tại sao trong lòng anh ấy tôi không còn một chút địa vị nào?
Chuyên gia tâm lý:
Không sai, phụ nữ mới làm mẹ rất dễ đố kị với chồng, đó là do chưa có sự chuẩn bị tốt về mặt tâm lý. Sau khi đứa bé ra đời, tình yêu của người chồng dành cho vợ rất dễ chuyển hết sang tình yêu con, đối với người vợ, địa vị của mình trong lòng chồng đã bị “lật đổ”. Người phụ nữ sau khi sinh sống trong tình trạng phiền muộn kéo dài.
Thực ra, đây là sự thay đổi tâm lý hoàn toàn bình thường, người mẹ không nhất thiết phải căng thẳng, phiền muộn nhưng cũng không thể nói trạng thái tâm lý ghen tuông đố kị là đúng đắn. Đối với loại áp lực tâm lý này, sau khi nhận ra, người nhà cần cảnh giác và điều chỉnh bản thân cho phù hợp, nên tránh xảy ra tranh chấp không cần thiết trong gia đình.
Đối sách:
- Có thể nhắc nhở chồng mình không nên chỉ biết có em bé mà quên mất vợ mình, khiến cho chồng mình trong khi yêu con cũng cần phải duy trì tình cảm yêu thương với mình. Đối với yêu cầu nhỏ này, người vợ nên thổ lộ cùng chồng để tìm biện pháp.
- Kiên trì chờ đợi: Sau khi bé cưng ra đời, người chồng thể hiện tình yêu của mình đối với con vô cùng mãnh liệt, nhưng người mẹ không nên ghen ghét, phải tin tưởng vào địa vị của mình trong lòng chồng không vì sự xuất hiện của bé yêu mà thay đổi, bởi vì bé yêu chính là nhân chứng của tình yêu, chính vì yêu mình nên mới xuất hiện tình cảm yêu thương con. Phương pháp thông minh của người vợ lúc này là dành cho chồng mình một khoảng thời gian.
Ghen với các bà mẹ khác
Tâm trạng của người mẹ trẻ : Các bà mẹ khác đều vô cùng hạnh phúc.
Chồng tôi rất bận. Mỗi lần một mình đưa con đi dạo, nhìn thấy gia đình người khác ba người cùng vui vẻ đi dạo, thật là đẹp! Tại sao chồng tôi chỉ biết có công việc, hoàn toàn không quan tâm đến tôi và con? Những phụ nữ khác, họ đều là những bà mẹ hạnh phúc. Còn tôi, tôi phải cô đơn một mình. Họ hạnh phúc như thế, sao tôi lại bất hạnh vậy?
Ý kiến chuyên gia:
Người phụ nữ rất dễ dàng nảy sinh tính đố kị đối với người phụ nữ khác. Một số phụ nữ rất muốn được chồng đưa đi dạo, tất nhiên nếu người chồng có đủ thời gian để làm việc này. Khi nhu cầu của họ không được đáp ứng, họ lại nhìn thấy niềm hạnh phúc mĩ mãn của gia đình người khác, tất nhiên sẽ nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị. Mặt khác, sau khi sinh em bé, khối lượng công việc người mẹ phải đảm đương rất lớn, dẫn đến sa sút, ức chế tâm lý.
Đối sách:
- Sắp xếp hợp lí thời gian: người mẹ khi quan tâm chăm sóc con, cũng nên sắp xếp thời gian để quan tâm yêu thương đến chồng của mình một cách phù hợp, không nên lúc nào cũng bào chữa rằng chồng mình bận lắm. Nếu như bạn có thể sắp xếp thời gian giành cho bé yêu, cho việc nhà và cho chồng của mình, thì bạn mới có thể trở thành một người vợ hạnh phúc.
- Tăng cường chiếc cầu nối tình cảm với chồng: Người vợ nên chủ động trong việc thích ứng với sự bận rộn của chồng, ngoài ra cũng nên đặt mình vào địa vị của đối phương để suy nghĩ. Chỉ có người vợ có thể chia sẻ buồn vui và thông cảm với chồng mới giành được sự quan tâm chăm sóc của chồng.
Đố kị với con người khác
Tâm trạng của người mẹ trẻ : Con của người ta thông minh hơn con tôi!
Một hôm, tôi mang con ra ngoài đi dạo mới phát hiện ra rằng, em bé của nhà hàng xóm sinh sau con tôi nửa tháng, đã có thể cầm và chơi đùa với quả tú cầu trước mặt rồi, thế mà con tôi vẫn chưa cầm nắm được gì. Tại sao đứa trẻ khác lại thông minh hơn con tôi? Ngày thường, tôi luôn giành cho con tôi những điều tốt nhất, hoàn cảnh gia đình tôi cũng là tốt nhất, không thể nào không bằng con nhà khác được.
Ý kiến chuyên gia:
Các bà mẹ thường có một thói quen không tốt, thích mang con mình ra so sánh thiệt hơn với con nhà khác: tại sao con tôi lại chậm hơn con cô ta? Con cô ấy mọc răng rồi mà sao con tôi vẫn chưa mọc? Thế là nảy sinh lòng đố kị với con nhà khác. Kì thực, rất nhiều các vấn đề khi so sánh của các bà mẹ đó là sự không rõ ràng. Bởi vì các bà mẹ so sánh những đứa trẻ hoàn toàn khác nhau. Mặt khác em bé bị ảnh hưởng bởi các điều kiện hoàn cảnh khác nhau, vì thế không thể so sánh được.
Đối sách:
- Nhận biết được “điểm sáng”: Mỗi đứa trẻ trong quá trình phát triển của mình đều có một “điểm sáng”: khả năng hoạt động linh hoạt, tinh thần sức lực dồi dào…con bạn hoàn toàn có những đặc điểm không hề thua kém con nhà người khác.
- Rèn luyện, khắc phục những điểm yếu: Ngay từ nhỏ, khi nhận ra điểm yếu của con mình, người mẹ nên cùng con mình kiên trì tập luyện. Điều này đối với sự linh hoạt sau này của bé rất có lợi.
TH
Tổng hợp từ BBS