Những hướng dẫn “thực tế” cho người rối loạn cương dương

,
Chia sẻ

Rối loạn cương dương (ED) diễn ra khi 1 nam giới bị lặp đi lặp lại tình trạng “trên bảo dưới không nghe”. Nếu không điều trị, ED sẽ khiến “chuyện ấy” khó thành công.

Đôi khi, chứng bệnh này còn gọi là liệt dương.
 
ED và kém ham muốn

Có một số rối loạn tình dục ở nam giới như ít ham muốn và các vấn đề về “xuất quân”. Nhưng ED được xếp vào nhóm gặp các vấn đề liên quan tới việc đạt được và duy trì sức mạnh “cậu nhỏ”.

Những nam giới bị rối loạn cương vẫn có ham muốn nhưng cơ thể lại không chịu “đáp ứng”.

Các biểu hiện của ED

Các triệu chứng của ED bao gồm:

- Dương vật quá mềm để có thể sinh hoạt tình dục

- Dương vật chỉ có thể cương lên trong 1 thời gian ngắn

- Không thể cương cứng

Những biểu hiện này có thể diễn ra ở những người “yêu” lần đầu hay chỉ 1 số lần nào đó.

Ai dễ rối loạn cương dương?

ED có thể gặp ở mọi độ tuổi và tỉ lệ thuận với tuổi tác. Ở tuổi 40, khoảng 5% nam giới bị rối loạn cương. Ở tuổi 65, tỉ lệ này sẽ giao động 15-25%. Nhưng điều này không có nghĩa là điều trị gặp trở ngại. Rối loạn cương có thể điều trị khỏi ở bất kỳ độ tuổi nào.

Cơ chế rối loạn cương

Sự cương cứng diễn ra khi máu được “bơm” đầy vào 2 thể buồng mà được gọi là các thể hang. Điều này sẽ khiến dương vật giãn nở và căng cứng, giống như một quả bóng được bơm đầy nước vào. Quá trình này do não điều khiển. Bất kỳ trở ngại nào ngăn cản máu xuống dương vật thì đều dẫn tới rối loạn cương.

Nguyên nhân

Có rất nhiều bệnh mãn tính liên quan với rối loạn cương như tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh thận, chứng đa xơ cứng…

Các thói quen như hút thuốc, uống rượu quá nhiều và dùng các loại thuốc gây nghiện cũng sẽ làm suy yếu sự tuần hoàn máu (làm tổn thương các mạch máu và làm giảm lượng máu chảy xuống dương vật). Ngoài ra, thừa cân và ít luyện tập cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ.

Các phẫu thuật ở tuyến tiền liệt hay ung thư bàng quang cũng có thể gây tổn thương các dây thần kinh và mạch máu ở gần dương vật.

Các loại thuốc chữa huyết áp cao, chống trầm cảm, thuốc an thần và thuốc kháng histamine cũng có thể gây rối loạn cương dương.

Stress, trầm cảm, thiếu tự tin và lo lắng cũng góp phần dẫn tới rối loạn cương dương.

Giảm nguy cơ rối loạn cương

Tập luyện và duy trì cân nặng khỏe mạnh

Bỏ thuốc lá

Tránh chất cồn và các chất gây nghiện

Kiểm soát đường huyết (trường hợp người mắc tiểu đường).

Theo Dân trí

Chia sẻ