Những đứa trẻ NÓI NHIỀU và ÍT NÓI bây giờ sẽ ra sao trong nhiều năm sau? Tính cách khác nhau quyết định tương lai cũng khác

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Sự khác biệt giữa một đứa trẻ ít nói khi còn nhỏ và một đứa trẻ nói nhiều như thế nào?

Giao tiếp luôn là một phần quan trọng của cuộc sống, nhiều người hướng nội bỏ lỡ rất nhiều cơ hội và phải chịu nhiều thiệt thòi vì không giỏi giao tiếp với người khác. Vì vậy, nhiều bậc cha mẹ hiện nay, từ khi con còn nhỏ đã bắt đầu chú ý đến việc trau dồi khả năng ngôn ngữ của con mình.

Trước đó, một phụ huynh đã đăng đoạn video chia sẻ cuộc sống hàng ngày của con mình lên mạng xã hội. Hình ảnh một cậu bé hoạt bát, mạnh dạn khiến nhiều bố mẹ thích thú. Con họ thì ngược lại, ngại ngùng khi nói chuyện và thường không thể giải thích rõ ràng một vấn đề với người lớn.

Những đứa trẻ NÓI NHIỀU và ÍT NÓI bây giờ sẽ ra sao trong nhiều năm sau? Tính cách khác nhau quyết định tương lai cũng khác nhau - Ảnh 1.

Trong một cuộc phỏng vấn với Giáo sư Peng Kaiping - Trưởng khoa Tâm lý học tại Đại học Thanh Hoa, ông đã nói về hai khả năng mà nhân tài phải có trong xã hội tương lai, khả năng thứ nhất là có tư duy phân kỳ, hai là khả năng giao tiếp.

Theo ông, khả năng giao tiếp với người khác là rất quan trọng, nếu không thì người khác sẽ khó hiểu được suy nghĩ của mình. Vì vậy việc nuôi dạy một đứa trẻ "biết nói chuyện" là vô cùng quan trọng.

Những đứa trẻ giỏi giao tiếp thường có chỉ số IQ cao hơn những đứa trẻ khác

Nhiều người thành công có xu hướng nói nhiều và có thể khiến người khác hiểu ý tưởng của họ. Ngay cả những người trong ngành Khoa học và Kỹ thuật vốn không giỏi ngôn từ trong mắt mọi người, khi bàn về chuyên ngành của mình, họ vẫn có thể giải thích rõ ràng ý tưởng của mình cho người khác.

Có hai khu vực như vậy trong não người, một khu vực chịu trách nhiệm tổ chức ngôn ngữ và giải thích nó cho người khác, khu vực kia chịu trách nhiệm hiểu ý nghĩa mà người khác muốn diễn đạt bằng ngôn ngữ.

Những đứa trẻ giỏi giao tiếp với người khác thường có xu hướng phát triển hơn về hai lĩnh vực này so với những đứa trẻ bình thường. Chúng cũng thường có chỉ số IQ cao hơn nhiều.

Những đứa trẻ giỏi giao tiếp với người khác thường có tính cách vui vẻ hơn

Con trai bà Lý rất ít khi nói chuyện với người khác, cũng không thấy cháu đi chơi với bạn cùng lớp, sau khi đi học về, cháu tự nhốt mình trong phòng chơi game, tính tình càng ngày càng hướng nội, không cùng cha mẹ nói chuyện.

Sau khi nói chuyện với con trai, bà Lý nhận ra rằng nguyên nhân khiến con gặp vấn đề như vậy là do cháu không giỏi giao tiếp với người khác nên thường "đường ai nấy đi" sau một vài lần trò chuyện. Nhiều lần vậy cháu sinh ra chán nản.

Trong cuộc sống, những đứa trẻ giỏi giao tiếp với người khác có xu hướng kết bạn dễ dàng hơn những đứa trẻ sống nội tâm. Bởi vì chúng có thể khiến đối phương hiểu được suy nghĩ của mình thông qua cách diễn đạt, chúng cũng dễ dàng thấu hiểu suy nghĩ của người đối diện. Đây là hai điểm quan trọng nhất của tương tác xã hội. 

Những đứa trẻ NÓI NHIỀU và ÍT NÓI bây giờ sẽ ra sao trong nhiều năm sau? Tính cách khác nhau quyết định tương lai cũng khác nhau - Ảnh 2.

Vậy, để trẻ phát triển ngôn ngữ sớm, giao tiếp tốt hơn cha mẹ nên chú ý những điểm sau:

Cha mẹ nên học cách giao tiếp với con nhiều hơn khi con còn nhỏ, đồng thời nâng cao kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ cho con từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống.

1. Nói thêm về những điều mà trẻ quan tâm và hướng dẫn trẻ chủ động nói chuyện

Nếu muốn trao đổi sâu với con, cha mẹ phải nói nhiều hơn về những chủ đề mà trẻ hứng thú, sau đó từ từ chuyển sang các chủ đề khác.

Ví dụ, hãy nói về những bộ phim hoạt hình mà trẻ đang xem gần đây và yêu cầu trẻ nói về quan điểm của mình đối với các nhân vật khác nhau trong phim. Điều này thực chất là để cải thiện khả năng diễn đạt của trẻ một cách tinh tế.

2. Khuyến khích và khen ngợi trẻ nhiều hơn

Cha mẹ hãy học cách động viên, khen ngợi con cái. Sau khi trẻ hoàn thành một việc, cha mẹ nên học cách khen ngợi trẻ, điều này có thể cải thiện sự nhiệt tình của trẻ, kích thích trẻ ham muốn thể hiện, giúp nâng cao khả năng giao tiếp.

3. Trợ giúp con bằng các câu chuyện

Việc trau dồi các kỹ năng xã hội cho trẻ không hề dễ dàng như các bậc cha mẹ vẫn nghĩ. Bởi vì nhiều bậc cha mẹ thấy rằng dù đã nêu gương tốt cho con cái, dạy con nhiều điều nhưng con họ vẫn chưa giỏi giao tiếp xã hội.

Cha mẹ có thể sử dụng những câu chuyện để giúp trẻ nâng cao kỹ năng xã hội, vì trẻ thích nghe truyện và bắt chước. Trẻ sẽ được đóng vai các nhân vật, vẽ tranh minh họa nhân vật, nghĩ đến tình tiết trong truyện và bắt chước cách xử lý của họ. Trẻ em thường xuyên đọc những câu chuyện về xử lý tình huống, chúng cũng sẽ ảnh hưởng một cách tinh tế, trở nên lễ phép, thích chia sẻ, giao tiếp tốt và dễ hòa nhập tập thể.

Những đứa trẻ NÓI NHIỀU và ÍT NÓI bây giờ sẽ ra sao trong nhiều năm sau? Tính cách khác nhau quyết định tương lai cũng khác nhau - Ảnh 3.

Đây cũng là một trong những cách giúp xây dựng nền tảng đọc, viết cho trẻ. Trẻ sẽ được trang bị hành trang thật tốt trước khi bước vào trường học.

4. Khi trẻ nói nhiều, đừng vội quát mắng trẻ

Nếu cha mẹ làm như vậy, trẻ sẽ dần mất đi hào hứng khám phá xung quanh và thấy rằng những thắc mắc của mình không được lý giải. Tự trẻ sẽ mặc định mình "không được phép hỏi" vì sợ bị mắng. Dần dần, trẻ sẽ cố chui mình vào một "ốc đảo" riêng.

Vì thế, lời khuyên tốt nhất dành cho bố mẹ là hãy kiên nhẫn, dành thời gian bên con, khuyến khích con hỏi han và tìm hiểu thế giới xung quanh, tránh tình trạng con nói như vẹt mà đầu óc trống rỗng.

Những đứa trẻ NÓI NHIỀU và ÍT NÓI bây giờ sẽ ra sao trong nhiều năm sau? Tính cách khác nhau quyết định tương lai cũng khác nhau - Ảnh 4.

Chia sẻ