Những đồ uống ngon miệng nhưng lại rất hại
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã cân nhắc rất nhiều tới việc lựa chọn đồ uống nào vừa ngon lại bổ dưỡng và khuyên mọi người nên tránh một số đồ uống có hại không ngờ dưới đây.
Đồ uống có năng lượng
Kylie Iyanir, một nhà dinh dưỡng ở New York, người đã tạo một trang dinh dưỡng cá nhân, cho biết, đồ uống có năng lượng có thể dẫn tới việc tăng huyết áp, căng thẳng và khó ngủ vì chúng chứa quá nhiều chất caffeine và chất kích thích. Tác dụng phụ của đồ uống có năng lượng là đau đầu và nôn mửa.
Ngoài ra, đồ uống có năng lượng thường chứa chất tạo ngọt và hương liệu, những chất có thể làm tổn hại đển sức khỏe đường ruột và sức khỏe não bộ.
Thay cho đồ uống này, chuyên gia dinh dưỡng Ivanir gợi ý nên thay thế bằng café hoặc chè xanh.
Cocktail ngọt có chứa chất cồn
Chuyên gia dinh dưỡng Ivanir cho biết, một ly cocktail thường có sự pha trộn giữa rượu và siro thường tạo cảm giác mới lạ, hấp dẫn. Tuy nhiên, uống ly cocktail kiểu này có thể rất hại gan. Bởi lẽ, khi uống những thành phần này vào người, cuối cùng chúng ta cũng tích trữ lượng đường fructose dư thừa đó dưới dạng chất béo. Sau đó chúng có thể gây ra sự gia tăng chất béo trung tính, một loại lipid có hại trong máu và là một trong những nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ.
Soda truyền thống
Các chuyên gia cho biết, soda có hại cho sức khỏe do chứa nhiều đường. Amy Gorin, chuyên gia dinh dưỡng ở Stamford, Connecticut, cho biết: “Tôi khuyên bạn nên chọn nước lọc hoặc nước có ga và thêm một ít nước cốt chanh, chanh hoặc cam để tạo hương vị”.
Gorin cho biết, theo “Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ giai đoạn 2020-2025” của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ - những người từ hai tuổi trở lên nên hạn chế lượng đường bổ sung ở mức dưới 10% tổng lượng calo tiêu thụ hàng ngày.
Chẳng hạn, đối với những người theo chế độ ăn 2.000 calo hàng ngày, điều này có nghĩa là không quá 200 calo từ đường bổ sung - hoặc khoảng 12 muỗng cà phê mỗi ngày. Một lon cola 12 ounce chứa khoảng 10 thìa cà phê đường bổ sung.
Bà cho biết: “Việc tiêu thụ nhiều đồ uống có đường đã được chứng minh là có liên quan đến sự phát triển của hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường loại 2”.
Nước ép ‘cocktail’
Các nhà dinh dưỡng khuyên bạn nên dùng “100% nước trái cây” thay vì “cocktail” trái cây vì nó đã được thêm đường.
Theo các chuyên gia, đôi khi, nước trái cây được pha trộn với các chất phụ gia sẽ được ghi từ “cocktail” trên nhãn. Lưu ý, từ 'cocktail' chỉ ra rằng nước trái cây được trộn với đường bổ sung.
Chuyên gia dinh dưỡng Glorin nói: “Thêm đường là không cần thiết vì nó sẽ bổ sung thêm calo hàng ngày của bạn. Thay vào đó hãy uống nước ép trái cây 100%."
Đồ uống có vị ngọt nhân tạo
Đồ uống có chất tạo ngọt nhân tạo có thể cản trở tất cả các loại chức năng sức khỏe, từ tái chế hormone đến sản xuất serotonin. Như chuyên gia dinh dưỡng Ivanir đã nói, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại đường nhân tạo như aspartame và sucralose làm xáo trộn hệ vi sinh vật và gây hại cho sức khỏe đường ruột của chúng ta.
Ivanir cho biết thêm: “Điều này có hại cho sức khỏe tổng thể của chúng ta vì ruột đóng vai trò quan trọng trong nhiều hệ thống của cơ thể như sức khỏe miễn dịch, tái chế hormone, sản xuất serotonin và hấp thụ chất dinh dưỡng”.
Cô gợi ý có thể làm phong phú đồ uống của bạn bằng cách cho thêm các loại thảo mộc như bạc hà và húng quế hoặc trái cây tươi vào.
Cà phê Frappuccino
Mặc dù sự kết hợp giữa đường và chất béo này làm cho cafe có vị kem thơm ngon nhưng nó lại dẫn đến việc tích trữ chất béo dư thừa do sự gia tăng hormone insulin (hormone lưu trữ chất béo). Những 'chất béo ngọt' này chiếm quyền điều khiển mạch não của chúng ta, khiến chúng ta ngày càng muốn nhiều hơn nữa.
Chuyên gia dinh dưỡng Ivanir cho biết thêm, café béo cũng làm tăng lượng insulin, dẫn đến tình trạng kháng insulin, nồng độ lipid cao hơn và cuối cùng là hội chứng chuyển hóa.
Ngoài ra, cafe đóng lon có thể chứa nhiều đường hơn một lon cocacola, chẳng hạn như caramen latte. Đồ uống cà phê có đường đã được xác định là góp phần đáng kể vào việc hấp thụ thêm đường.
Theo The New York Post