Những điều cần phải nói dối

,
Chia sẻ

Thực tế cho thấy rằng không phải cứ yêu nhau là phải nói hết với nhau tất cả. Trong cuộc sống vợ chồng nhiều khi chỉ vì những câu chuyện thật thà của vợ hoặc chồng mà gia đình đã trở nên rạn nứt

Theo quan niệm từ xưa đến nay cho rằng muốn đảm bảo hạnh phúc gia đình thì vợ chồng phải như hai mà một, không được giấu giếm nhau điều gì. Nghĩa là phải nói cho nhau tất cả mọi điều của riêng mình. Nhưng thực tế cho thấy rằng không phải cứ yêu nhau là phải nói hết với nhau tất cả và điều đó cũng không cần thiết như vậy. Trong cuộc sống vợ chồng nhiều khi chỉ vì những câu chuyện thật thà của vợ hoặc chồng mà gia đình đã trở nên rạn nứt.
 
Khi yêu nhau, lúc đầu ai cũng tưởng rằng có thể chia sẻ với nhau mọi điều.

Đó là một ảo tưởng dịu dàng và hết sức nguy hiểm. Trong cuộc sống ta không thể nói hết mọi điều với nhau bởi lẽ không thể đủ thời gian và quan trọng hơn là con người không thể hiểu hết, đôi khi không thật với chính mình. Ngay cả khi người ta thú nhận những lỗi lầm của mình, người ta cũng tìm cách nêu lên từ một phương diện khác để tạo nên một hình ảnh tốt về bản thân. Nhà triết học Pôn La phác giơ (con rể Mác) đã nói: “Nói những điều trái với lòng mình là giả dối. Chúa nói hết những điều mình nghĩ là thận trọng”. Mặt khác, tình yêu phải dựa trên lòng tin. Trong tình yêu nhất thiết phải cần đến sự trung thành và lòng tin. Đừng nên nghi ngờ người bạn đời của mình. Trong tình yêu nên nói thật nhưng không phải vào bất kỳ lúc nào, bằng bất kỳ cách nào. Bạn không nhất thiết phải kể cho chồng mình một cách chi tiết những cuộc vui vẻ với người bạn trai hay người tình cũ. Một khoảnh khắc nào đấy bạn có thể nghi ngờ anh ấy, nhưng đừng dại mà nói điều đó. Nó sẽ gây tổn thương. Sự im lặng hay một sự thật nửa vời đôi khi cũng là đủ. Khi người ta tìm cách để biết, muốn biết quá nhiều là khi có vấn đề. Trong nhiều trường hợp, bạn cần phải biết nói dối để bảo vệ bản thân và bảo vệ gia đình của mình.

Nói dối “thật” như thế nào. Nói dối “tốt” là một nghệ thuật rất khó, nhất là khi người ta không có thói quen. Trong khi tâm sự, bạn có thể sẽ nói hết lỗi lầm của mình để lấy lại sự trong trắng. Đây là một sai lầm. Tất cả những gì bạn nói trong lúc “say sưa” sẽ phản bạn. Chồng bạn nhận ra rằng bạn đã không chung thủy. Một lúc khác anh ta sẽ nói “Em phản bội một lần, rất có thể sẽ tiếp tục phản bội lần nữa”. Cho dù bạn có tìm cách xin lỗi thì tình yêu của bạn cũng đã không còn như trước. Chính bạn đã tạo ra một lỗ hổng.

Nói dối là “tiết kiệm” sự thật. Mác-Tuân đã nói: “Sự thật là cái quý nhất mà chúng ta có. Chúng ta phải tiết kiệm nó”. Nhưng cũng đừng nói dối khi chẳng có gì buộc bạn phải làm điều đó. Cách “nói dối” tốt nhất là không nói gì cả. Sự im lặng tốt gấp ngàn lần một lời nói không thích hợp.

Hãy cố gắng ở phạm vi “gần thật”. Bằng cách này, lời nói của bạn sẽ không bị kiểm tra. Nếu bạn không thể làm cách nào tốt hơn là nói dối thì nên gắn chút ít với sự thật.

Hãy đoán trước các câu hỏi: Người ta bị phát hiện rất dễ dàng nếu phản ứng dối trong những trường hợp “khẩn cấp”. Một lời nói dối cũng như một cái mẹo, nó cần phải được chuẩn bị. Bạn phải đoán xem anh ấy sẽ hỏi bạn cái gì và bạn sẽ phải trả lời thế nào cho thuyết phục. Đừng quên là con người ai cũng tò mò. Anh ấy có thể sẽ nghi ngờ và đặt ra những câu hỏi khiến bạn phải lúng túng.

Không phải dễ dàng mà nói dối “thành công”. Người ta thường cảm thấy tội lỗi, nhất là khi người đối diện mình là một người trung thực. Trạng thái đó có thể sẽ thể hiện ra ở lời nói của bạn. Vì vậy phải chú ý giọng nói. Thường những lời nói dối bị đánh dấu bởi cái nhìn lúng túng, sự cao giọng hay hít thở sâu,…

Để nói dối tốt hãy tránh những điểm này. Cách tốt nhất là hãy tránh nhìn thẳng vào mắt người đối thoại.
 
Theo Phununet
Chia sẻ