Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền

Theo An ninh Thủ đô,
Chia sẻ

Một loạt các công trình thể thao lớn như Khu LHTTQG Mỹ Đình, Cung điền kinh, Cung thể thao Quần Ngựa đang bị biến dạng và xuống cấp bởi cho kinh doanh các dịch vụ như massage, karaoke, cà phê, dạy và tập thể thao...

Dưới đây là những hình ảnh do phóng viên ghi lại trong buổi tối 9-4 và sáng 10-4 tại các công trình trị giá hàng nghìn tỉ đồng này:

Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình

Đây là công trình phục vụ SEA Games 2003 tại Việt Nam. Trong giai đoạn 1 của dự án, khu liên hợp đã thực hiện triển khai 2 công trình lớn là sân Mỹ Đình (chi phí xây dựng 53 triệu USD) và Cung thể thao dưới nước (240 tỉ đồng). Hiện có khoảng 30 đơn vị liên doanh, liên kết hoặc thuê địa điểm tại Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình để làm kinh tế.

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 1
  Mang danh sân vận động quốc gia, nhưng sân Mỹ Đình mỗi năm chỉ có khoảng 10 trận đấu, chủ yếu các trận có ĐTQG thi đấu. Và để ĐTQG được thi đấu tại đây, VFF phải đàm phán thuê sân với lãnh đạo Khu LHTTQG sau khi khu này được Bộ VH-TT&DL cho phép tự chủ tài chính từ năm 2012

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 2
  Hiện đa số các hạng mục của sân đã xuống cấp. Hầu hết các cửa vào sân đều bị nứt toác. Các vết nứt rộng từ 1 đến 2cm, chạy dài 7-10m. Nước ứ đọng sau mỗi trận mưa

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 3
Một số phòng chức năng đươc cho thuê, đa phần còn lại đều đóng kín, nhếch nhác, xuống cấp

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 4
Tầng 2 khán đài B (hướng ra đường Lê Đức Thọ) cho thuê kinh doanh massage và rạp chiếu phim

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 5
Các quán cà phê, karaoke cũng "bủa vây" khu khán đài B

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 6
Khi màn đêm buông xuống, sân Mỹ Đình sôi động với âm thanh xập xình, ánh sáng lòe loẹt từ các quán cà phê, karaoke...

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 7
Tầng 5 khán đài B xây 2 sân quần vợt cho thuê

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 8
Theo lời một nhân viên nhặt bóng tại đây, giá thuê sân là 100k/giờ (ban ngày) và 200k/giờ buổi tối. Khách chủ yếu chơi vào buổi tối

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 9
  Tương ứng với giá thuê sân quần vợt khá mềm tại đây là cơ sở vật chất tồi tàn. Trong ảnh: Các nhà vệ sinh cạnh sân quần vợt lắp cửa tạm và đều có dòng ghi chú (vòng tròn đỏ): "Mất điện, khách thông cảm đi WC sang bên... nữ"

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 10
Bên phải khán đài B được cho thuê làm các khu nhà hàng Ẩm thực phố cổ chạy dài gần 100m

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 11
  Ban đầu, khu nhà hàng này trưng cả biển quảng cáo rất to ở mặt đường Lê Đức Thọ nhưng nay đã dỡ xuống, thay vào đó là biển chào Chúc mừng năm mới

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 12
  Sảnh khán đài A được sử để tổ chức sự kiện, cưới xin, tiệc tùng. Trong ảnh: Bảng quảng cáo của trung tâm tổ chức sự kiện Mỹ Đình đặt ở mặt đường Lê Đức Thọ sáng đèn suốt đêm

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 13
  Đối diện sân Mỹ Đình là cung thể thao dưới nước. Cung này ngoài việc mỗi năm chỉ tổ chức một vài giải đấu, còn lại cho thuê để bơi, dạy bơi

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 14
  Trên trang web chính thức của Khu LHTTQG Mỹ Đình đăng tải khá cặn kẽ mức giá thuê bể bơi, lệ phí dạy học bơi. Thậm chí còn có riêng một mục thăm dò ý kiến đán giá của khách hàng với dịch vụ tại đây với các mức: Tuyệt vời/ Tốt/ Trung bình/ Kém/ Ý kiến khác

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 15
Phía tây Cung thể thao dưới nước, giáp mặt đường Lê Đức Thọ cũng được biến thành trung tâm vui chơi giải trí

"Chúng tôi phải nuôi gần 200 con người làm việc ở đây"

Trước những dư luận cho rằng lãnh đạo Khu LHTTQG Mỹ Đình "xẻ thịt" khu liên hợp để cho thuê, tạo hình ảnh nhếch nhác, phi thể thao ở công trình thể thao lớn nhất quốc gia, Giám đốc khu liên hợp Cấn Văn Nghĩa chia sẻ: "Chúng tôi phải tự chủ tài chính giai đoạn 2012-2014 theo quyết định của Bộ VH-TT&DL nên lãnh đạo khu liên hợp phải tự cân đối thu chi. Khi là đơn vị tự chủ tài chính, chúng tôi phải tự kiếm tiền để duy tu, bảo dưỡng khu liên hợp, đồng thời còn phải nuôi gần 200 con người đang làm việc ở đây. Tôi cũng chia sẻ thêm, ở nhiều hoạt động như từ thiện, hiến máu nhân đạo, các giải bơi, điền kinh… tổ chức ở khu liên hợp, chúng tôi thường xuyên phải bù lỗ". Bên cạnh đó, do xây dựng và sử dụng hơn 10 năm nay, nhiều hạng mục của Khu LHTTQG Mỹ Đình đã xuống cấp. Theo lãnh đạo khu liên hợp, dự kiến để chuẩn bị ASIAD 2019 sẽ phải tiêu tốn khoảng 7 triệu USD để nâng cấp Khu liên hợp Mỹ Đình.

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 16
Văn bản giao quyền tự chủ tài chính cho Khu LHTTQG Mỹ Đình

Cung điền kinh trong nhà

Cung thi đấu điền kinh trong nhà - công trình trọng điểm tổ chức thi đấu của Đại hội thể thao châu Á trong nhà lần thứ 3 (AIG 3) với tổng kinh phí đầu tư 546,3 tỉ đồng, được khánh thành vào tháng 9-2009. Đây là công trình lớn nhất được Chính phủ đồng ý xây dựng để phục vụ AIG 3 tại Việt Nam. Tuy nhiên công trình này đến nay chỉ được sự dụng một lần duy nhất tại AIG rồi "đắp chiếu", chuyển sang kinh doanh cho thuê sân quần vợt, làm bãi đỗ xe, hoặc cho các trường lân cận làm điểm tập môn thể dục

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 17
  Khoảng sân bên ngoài Cung được cho thuê làm bãi đậu xe. Theo một bảo vệ Cung, giá thuê ô tô dưới 16 chỗ là 800.000 đồng/tháng, vừa mới tăng lên 900.000 đồng/tháng. Tuy nhiên khi có sự kiện (các giải phong trào) diễn ra thì số ô tô này phải chuyển sang gửi ở bãi đỗ bên phải Cung, nhường chỗ cho xe của quan chức, khách mời, VĐV dự các giải đó. Sau giải lại về chỗ đỗ cũ.

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 18
Một khoảng sân khác được dùng để học sinh các trường thực hành môn thể dục

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 19
Bên trong Cung trước xây dựng với mục đích thi đấu điền kinh trong nhà nhưng nay được ngăn lưới, chia làm 6 sân quần vợt cho thuê

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 20
  Theo ghi nhận, lượng khách tới chơi tại đây vào buổi tối khá đông

Cung thể thao tổng hợp Quần Ngựa

Công trình được đầu tư hàng trăm tỉ đồng này để xây dựng phục vụ cho SEA Games 2003. Sau đại hội, Cung Quần Ngựa chuyển sang kinh doanh cho thuê tổ chức sự kiện, hội chợ, cho thuê phòng tập thể hình, các môn võ. Mỗi năm, vẫn có một vài sự kiện thể thao lớn như Đại hội TDTT quận, giải chạy Vì hòa bình... được tổ chức tại đây, nhưng số lượng rất ít.

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 21
Cổng chính của Cung nằm trên đường Văn Cao đóng kín sáng 10-4

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 22
Biển quảng cáo của một CLB thể hình "đóng" tại cửa 7, tầng 3 của Cung

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 23
  Cổng sau nằm ở phố Đốc Ngữ chằng chịt các biển quảng cáo lớp học thể hình, thể dục thẩm mỹ, dancer sport và các lớp học võ tổ chức ngay trong Cung

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 24
Khoảng sân rộng xung quanh Cung cũng được tận dụng làm bãi đậu xe dịch vụ

Những công trình thể thao triệu đô biến dạng vì kiếm tiền 25
Chi phí để bảo dưỡng hàng năm của các khu thể thao rất tốn kém. Trong ảnh: Công nhân làm vệ sinh mặt trước Cung thể thao Quần Ngựa
Chia sẻ