Những cơ sở kinh doanh, dịch vụ nào được phép hoạt động trong thời gian giãn cách ở Hà Nội?
Trong thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 từ 6h ngày 24/7, những cơ sở kinh doanh, dịch vụ sau được phép hoạt động.
Trước những diễn biến dịch bệnh phức tạp trên địa bàn Thủ đô và các địa phương trên cả nước, với chủng vi rút Delta có tốc độ lây lan nhanh, phức tạp và nguy hiểm. Trong những ngày gần đây liên tiếp ghi nhận các ca mắc mới ngoài cộng đồng chưa xác định được nguồn lây, cho thấy nguy cơ lây lan dịch bệnh trên địa bàn là rất lớn nếu không kịp thời có biện pháp mạnh để ngăn chặn. UBND Thành phố quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài nội dung quan trọng quy định về việc đảm bão giãn cách, người dân chỉ được ra ngoài trong những trường hợp cần thiết thì quy định, yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ cũng rất được người dân quan tâm.
Theo đó, Chỉ thị đã đưa ra những yêu cầu đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ như sau:
- Đóng cửa, tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu.
- Các loại hình, cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu được phép hoạt động bao gồm: Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm;
- Cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch;
- Cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh;
- Ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư,...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội.
- Hoạt động tang lễ: chỉ tổ chức nghi lễ trong phạm vi gia đình, không quá 20 người...
Các cơ sở được phép hoạt động kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu phải đáp ứng điều kiện phòng chống dịch theo quy định và chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người lao động và cộng đồng; yêu cầu kiểm soát toàn bộ người đến mua hàng/sử dụng dịch vụ và khai báo y tế bằng mã QRCode.
- Ngoài ra, Chỉ thị cũng đưa ra những nội dung yêu cầu đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình xây dựng trọng điểm cấp bách.
+ Đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất ngoài Khu/Cụm công nghiệp phải đảm bảo phương án sản xuất an toàn phòng chống dịch... và đảm bảo thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch; chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương về công tác phòng chống dịch của đơn vị.
+ Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong các Khu/Cụm công nghiệp: đảm bảo an toàn phòng chống dịch theo phương án sản xuất an toàn "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường 2 điểm đến" đã được UBND đóng trên địa bàn phê duyệt. Sẵn sàng phương án, kịch bản duy trì sản xuất an toàn trong trường hợp nhà máy bị phong tỏa, cách ly, lấy nhà máy là nơi cách ly và ổn định sản xuất.
+ Các công trình xây dựng trọng điểm cấp bách: báo cáo UBND Thành phố xem xét cho phép hoạt động để đảm bảo tiến độ và phải đáp ứng yêu cầu an toàn phòng chống dịch bệnh.
- Đối với các cơ quan, công sở, doanh nghiệp, tập đoàn
+ Doanh nghiệp tư nhân: bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà;
+ Chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như: trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở.