Những câu chuyện phát triển bản thân, khẳng định vị thế truyền cảm hứng của phụ nữ Sóc Trăng

Quang Vũ,
Chia sẻ

Xuôi sông Hậu về Sóc Trăng để lắng nghe và chứng kiến hành trình chị em phụ nữ vươn lên từng ngày để góp phần thay đổi diện mạo quê hương.

Quyết định trở thành "Chị Nest"

Nằm nép mình trên một con đường nhỏ nối con rạch chở nước từ sông Hậu đến những vườn cây trái ở xã Trinh Phú, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, quán tạp hóa Anh Thư gây ấn tượng với bảng hiệu bắt mắt cùng quầy hàng đa dạng mặt hàng được sắp xếp gọn gàng, thu hút sự tới lui liên tục của người dân địa phương. Quầy hàng tạp hóa kiêm quán ăn nhỏ này là thành quả đầy tự hào sau một năm khởi sự kinh doanh của chị Phạm Anh Thư, sinh năm 1999.

Được biết, cách đây 1 năm chị Thư còn là một cô gái trẻ phụ mẹ quản lý hàng tạp hóa nhỏ, thiếu vốn nên quầy ọp ẹp và không có nhiều mặt hàng. Bước ngoặt mở ra khi Hội Liên hiệp Phụ nữ (Hội LHPN) xã Trinh Phú đến vận động chị tham gia các mô hình quầy hàng "ngon, khỏe, tiện lợi" trong khuôn khổ chương trình "Nestlé đồng hành cùng phụ nữ" được triển khai tại địa phương. Bằng sự hỗ trợ của Hội LHPN và động viên của gia đình, chị Anh Thư quyết định tham gia chương trình và trở thành "Chị Nest", tiếp quản quầy tạp hóa gia đình, làm cho nó đẹp đẽ hơn, khang trang hơn.

Những câu chuyện phát triển bản thân, khẳng định vị thế truyền cảm hứng của phụ nữ Sóc Trăng - Ảnh 1.

Từ ngày trở thành "chị Nest", kệ hàng của chị Thư có nhiều mặt hàng chất lượng hơn.

Nhờ những buổi tập huấn với chuyên gia trong khuôn khổ Chương trình, chị Thư nhanh chóng tiếp cận những kiến thức mới về quản lý thu chi, xuất nhập hàng hóa, chăm sóc dinh dưỡng và ứng dụng công nghệ vào kinh doanh. Hiện tại, chị Thư buôn bán tự tin, biết sắp xếp quầy hàng tươm tất và dùng các nền tảng công nghệ số để quản lý và kết nối khách hàng. "Nhờ vậy mà tôi tính toán, quản lý kỹ hơn, thu nhập cũng tăng lên giúp việc buôn bán ổn định, có thể nhập thêm nhiều hàng đáp ứng nhu cầu bà con hơn", chị Thư kể.

Bằng bản lĩnh của Thư càng được khẳng định khi quyết định tham gia chương trình "Cùng Maggi Nấu nên cơ nghiệp - một mô hình khác nhằm đa dạng hóa kênh tạo lập sinh kế cho hội viên phụ nữ của Chương trình "Nestlé đồng hành cùng phụ nữ", lần đầu triển khai tại Sóc Trăng từ đầu năm 2024. Nhờ sự hỗ trợ của Chương trình, chị Thư đã mở thêm quán ăn nhỏ với 3 món: hủ tiếu, mì và cơm tấm. Tuy bình dân, nhưng các món đều được chế biến rất kỹ, nêm nếm theo công thức do chị Thư tự mày mò và được tư vấn nhằm hoàn thiện hơn từ chuyên gia của Chương trình bằng những sản phẩm quen thuộc của Nestlé như hạt nêm, dầu hào Maggi.

Dáng người có phần nhỏ nhắn lại pha chút rụt rè, nhưng khi bắt tay vào nấu nướng, chị trở nên nhanh nhẹn, thao tác bài bản như một đầu bếp đã thạo nghề lâu năm. Những món ngon đậm đà lúc nào cũng nóng hổi đã giúp quán ăn Anh Thư trở thành điểm dừng chân quen thuộc của nhiều người dân trong vùng. "Mỗi ngày, quán bán khoảng 100 tô hủ tiếu. Từ một quầy tạp hóa ban đầu mà tôi có điều kiện mở thêm một cơ sở nữa. Thu nhập từ cả hai quầy tôi kiếm thêm khoảng 6 triệu đồng mỗi tháng. Cuộc sống tôi đã thay đổi rất nhiều từ khi tham gia chương trình. Tư duy, cách buôn bán, nấu ăn đều tốt hơn, ngon hơn", chị Thư chia sẻ đầy tự hào về thành tựu sau 1 năm trở thành "bà chủ" của 2 mô hình.

Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp bằng ẩm thực

Cách quán ăn Anh Thư khoảng 50 km, quầy hàng điểm tâm sáng của chị Lê Thùy Trang ở xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng cũng đang ngày một khởi sắc nhờ chương trình hỗ trợ của Nestlé. Trước đó, chị Trang dựng một quầy hàng nhỏ bán cơm chiên, bánh mì, xôi, làm đồ ăn sáng cho bà con trong vùng, nhưng việc bán buôn "bữa đực bữa cái" do bảng hiệu và cách bài trí quán chưa đủ bắt mắt để thu hút thực khách.

Việc kinh doanh của chị Trang bắt đầu sang trang khi chị Trang biết đến và tham gia chương trình "Cùng Maggi Nấu nên cơ nghiệp" do Hội LHPN huyện Mỹ Tú giới thiệu vào khoảng 3 tháng trước. Chị kể: "Khi nghe tin có chương trình mở ra để hỗ trợ chị em nâng cấp mô hình buôn bán và nấu nướng tốt hơn, tôi quyết định đem 3 món mình đang bán đi thử sức để tìm kiếm một cơ hội và kiểm tra tài nấu nướng của mình có ổn không". Thơm ngon nhờ công thức độc đáo, các món ăn của chị Trang dễ dàng thuyết phục các chuyên gia của chương trình "Cùng Maggi Nấu nên cơ nghiệp". Nhờ đó, chị Trang nhận được sự hỗ trợ của Chương trình với một quầy hàng mới khang trang, sạch đẹp và chuyên nghiệp hơn.

Những câu chuyện phát triển bản thân, khẳng định vị thế truyền cảm hứng của phụ nữ Sóc Trăng - Ảnh 2.

Mỗi khi khách ghé, chị Lê Thùy Trang luôn tự tin giới thiệu món ăn của quán được chế biến từ những nguyên liệu chất lượng.

Sự nâng cấp của quầy hàng không chỉ giúp chị Trang thêm phần tự tin hơn mà còn tạo ấn tượng để nhiều thực khách ghé ủng hộ hơn. Đồng thời, các món ngon tại quán của chị Trang cũng thêm phần đậm đà khi vận dụng những góp ý từ chuyên gia, kết hợp cùng các gia vị được hỗ trợ của Maggi. "Từ khi có cái tủ và sự hỗ trợ từ phía chương trình, quán ăn nhìn bắt mắt nên khách hàng ghé đông hơn, doanh thu tăng gần như gấp đôi so với trước kia", chị Trang vui vẻ bật mí.

Bên cạnh hỗ trợ hội viên tạo lập sinh kế bền vững với mô hình quầy hàng, chương trình "Nestlé đồng hành cùng phụ nữ" còn thành công trong việc khơi dậy ý chí vươn lên và tinh thần ham học hỏi của các chị em. Chị Trang cho hay: "Nếu sắp tới chương trình có tổ chức thêm các buổi học và tập huấn về cách thức pha chế, nấu nướng cũng như quản lý chi tiêu, tôi sẽ xin tham gia để về áp dụng cho quán của mình tốt hơn, ngon hơn".

Kết nối các chị em cải thiện thu nhập, nâng cao kiến thức kỹ năng

Từ năm 2023, khi chương trình "Chị Nest" lần đầu được triển khai tại huyện Mỹ Tú, chị Bùi Thị Bé Hai là một trong những phụ nữ tiên phong tham gia và tạo được nguồn thu nhập ổn định . Sau một năm, chị Bé Hai vừa là Chủ tịch Hội LHPN vừa kiêm luôn vai trò trưởng nhóm "Chị Nest" tại xã Mỹ Thuận. Ban đầu khi mới mang chương trình của Nestlé về xã, chị Bé Hai có phần lo lắng, "phần vì không có vốn ban đầu, chưa tự tin và cũng không biết cách vận động các chị em".

Nhờ chân thành, vận dụng các kỹ năng được Chương trình tập huấn và sự nhiệt tình, chị Bé Hai dần trở thành đầu mối kết nối hàng hóa, vận động và chia sẻ cơ hội cải thiện sinh kế cho các phụ nữ khó khăn trong xã. "Thông qua đó thì mình tuyên truyền cho các chị em về sử dụng sản phẩm an toàn cũng như dinh dưỡng cho gia đình, cho người thân và tạo điều kiện cho các chị chi hội trưởng có thêm một khoản thu nhập để trang trải gia đình", chị kể.

Hiện tại, nhóm "Chị Nest" tại xã Mỹ Tú của chị Bé Hai đã có 11 thành viên. Điều tự hào nhất đối với chị Bé Hai là sự gắn kết hỗ trợ lẫn nhau giữa các chị đã giúp mọi người có thu nhập ổn định, tham gia đóng góp công tác Hội nhiệt tình hơn. "Mỗi tháng các chị em trong nhóm sẽ có 1 buổi hội họp để sinh hoạt và chia sẻ khó khăn cùng nhau. Thông qua các cuộc họp tổ nhóm và tập huấn định kỳ cùng Nestlé, các chị em còn được học thêm nhiều kỹ năng mới về quản lý nhập hàng, buôn bán và đặc biệt là cách phòng tránh lừa đảo qua mạng", chị Bé Hai chia sẻ về mô hình "Chị Nest" ở xã Mỹ Tú.

Cũng đóng vai trò kết nối các chị em, chị Ngô Thanh Thủy là người mang các chương trình hỗ trợ phụ nữ đến các ấp vùng sâu của xã Trinh Phú, huyện Kế Sách. Với vai trò Chủ tịch Hội LHPN xã, chị Thủy cho biết, khi chương trình "Chị Nest" triển khai tại địa phương năm 2022, chỉ có 6 hội viên tham gia ban đầu. "Thời điểm đó, nhiều chị em còn ngần ngại, không có vốn để khởi sự kinh doanh hoặc không biết cách kinh doanh" chị Thủy kể lại.

Nhờ hiệu quả của mô hình và sự hỗ trợ động viên từ Hội LHPN, đến nay số thành viên tham gia các mô hình tại xã Trinh Phú đã tăng lên 12 người. "Chương trình tạo điều kiện để nhập sản phẩm tiêu dùng của Nestlé Việt Nam để bán và nêm nếm cho các quầy hàng đồ ăn ngon hơn. Điều khiến các chị em yên tâm nhất là họ không phải bỏ vốn ban đầu vì công ty hỗ trợ, chỉ cần hoàn trả sau một năm. Với những sản phẩm dễ bán, dễ chế biến, các quầy hàng nhanh chóng thu hút khách, mang lại thu nhập ổn định cho các chị em", chị Thủy lý giải.

Từ góc nhìn của các cán bộ Hội LHPN địa phương, tác động tích cực của chương trình "Nestlé đồng hành cùng phụ nữ" đến từ việc trao những giá trị dài hạn, giúp chị em thay đổi tư duy và cách buôn bán. "Các buổi tập huấn của Nestlé diễn ra rất thường xuyên, các anh chị hướng dẫn dễ hiểu về cách chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng gia đình, kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng ứng dụng số hóa để tránh bị lừa đảo trên mạng. Về các chị em áp dụng được luôn", chị Ngô Thanh Thủy chia sẻ. Nhờ đó, các chị em ngày càng tự tin, mạnh dạn hơn trong kinh doanh, từng bước tự chủ kinh tế và giảm bớt khó khăn từ công việc làm nông bấp bênh.

Đi cùng sự chuyển mình của quê hương

Là 1 trong 18 tỉnh thành tham gia Chương trình "Nestlé đồng hành cùng phụ nữ" và đạt được nhiều kết quả tích cực, Sóc Trăng là địa phương điển hình về số lượng các chị em tham gia và cải thiện thu nhập. Tính riêng trong năm 2024, chương trình đã mở rộng đến 9 trên 10 huyện, thị, với sự tham gia của 450 phụ nữ, tăng gấp đôi so với năm 2023. Bà Trần Thị Kim Phượng, phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng, cho biết: "Trung bình mỗi hội viên tham gia chương trình đã tăng thu nhập từ 1 - 2,5 triệu đồng/tháng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bản thân, gia đình và cộng đồng địa phương".

Những câu chuyện phát triển bản thân, khẳng định vị thế truyền cảm hứng của phụ nữ Sóc Trăng - Ảnh 3.

Bà Trần Thị Kim Phượng kỳ vọng trong những năm tới chương trình "Nestlé đồng hành cùng phụ nữ" sẽ đến toàn bộ các huyện, thị của Sóc Trăng.

Những chuyển biến về đời sống và thu nhập của phụ nữ tại Sóc Trăng luôn đi cùng với sự chuyển biến kinh tế và xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh Sóc Trăng, nhờ huy động nhiều nguồn lực từ Trung ương và địa phương, lồng ghép các chương trình hỗ trợ và nỗ lực của người dân địa phương, tỉnh đã giảm được 4.042 hộ nghèo và 4.569 hộ cận nghèo trong năm 2024.

Trên phạm vi cả nước, bà Trương Thị Thu Thủy, ủy viên Đoàn chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết, tính đến tháng 11/2024 chương trình "Nestlé đồng hành cùng phụ nữ" đã bước sang giai đoạn thứ 2 và có mặt tại 18 tỉnh thành trên toàn quốc.

Sau 4 năm triển khai, chương trình đã góp phần nâng cao thu nhập của 21.750 phụ nữ, cải thiện đời sống hơn 1,7 triệu gia đình. Trong đó, mô hình "Chị Nest" là sáng kiến điển hình, đã thu hút 388 xã tham gia với 2.760 chị phụ nữ trên cả nước. Song song đó, mô hình "cùng Maggi Nấu nên cơ nghiệp" dù mới triển khai từ năm 2024 cũng tạo nhiều điều kiện để hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp bằng tài năng nấu nướng, giúp đem lại thu nhập với 78 quầy hàng ẩm thực được mở mới hoặc nâng cấp trong năm 2024.

Những câu chuyện phát triển bản thân, khẳng định vị thế truyền cảm hứng của phụ nữ Sóc Trăng - Ảnh 4.

Bà Trương Thị Thu Thủy cho rằng các hỗ trợ của Nestlé giúp các hoạt động của Hội LHPN ngày càng chất lượng và bài bản hơn.

Đánh giá cao những đóng góp của Nestlé và tính bền vững của chương trình, bà Trương Thị Thu Thủy nhận định: "Chương trình không dừng lại ở việc cải thiện thu nhập mà còn trao cho chị em các nền tảng để phát triển bản thân. Nestlé đã nghiên cứu các hoạt động của Hội để tạo ra các diễn đàn và tập huấn từ chuyên gia, giúp các chị em nâng cao kỹ năng, quản trị tài chính và ứng dụng công nghệ thông tin để khởi sự kinh doanh và xây dựng mạng lưới hỗ trợ lẫn nhau trong kỷ nguyên số".

Những câu chuyện phát triển bản thân, khẳng định vị thế truyền cảm hứng của phụ nữ Sóc Trăng - Ảnh 5.

Ông Khuất Quang Hưng khẳng định mục tiêu chương trình "Nestlé đồng hành cùng phụ nữ" là thúc đẩy sự đa dạng, bình đẳng và bao trùm tại Việt Nam

 Theo ông Khuất Quang Hưng, Giám đốc Đối ngoại và Truyền thông của Nestlé Việt Nam,chương trình "Nestlé đồng hành cùng phụ nữ" được tạo ra trên cơ sở tầm nhìn dài hạn, đem đến tác động lâu dài bằng cách tiếp cận chia sẻ giá trị chung để đảm bảo cộng đồng và doanh nghiệp được hưởng lợi. "Các dự án phát triển bền vững của Nestlé gắn liền với chiến lược doanh nghiệp nên không mang tính chất thiện nguyện mà mang tính dài hơi để tạo tác động", ông Hưng nhấn mạnh.

Song song với chương trình "Nestlé đồng hành cùng phụ nữ" ở nông thôn, Nestlé cũng cam kết phát triển và mở rộng các sáng kiến nhằm nâng cao quyền năng và trao quyền cho phụ nữ tại công ty, trong cộng đồng và toàn chuỗi giá trị mà Nestlé đã thực hiện gần 30 năm qua. Tại Nestlé Việt Nam, nguyên tắc bình đẳng giới được thể hiện qua việc xây dựng các chính sách và chiến lược phát triển nhân sự. Tỷ lệ nữ giới nắm giữ vị trí lãnh đạo trong công ty đạt 54%. Các cam kết và sáng kiến này gắn liền với yếu tố Xã hội (S) trong chiến lược thực hành ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị), được Nestlé xem là trọng tâm xuyên suốt trong gần 30 năm qua.

Chia sẻ