Những câu chuyện kinh hoàng về bạo lực và hãm hiếp tại quốc gia trẻ nhất thế giới
Martha Ayiens bị hãm hiếp khi mới 14 tuổi. Giờ đây cô gái đang nuôi đứa con của chính kẻ hãm hiếp mình.
Nam Sudan là quốc gia trẻ nhất thế giới sau khi được thành lập vào năm 2011 nhưng cũng nhanh chóng trở thành một quốc gia đầy hỗn loạn, chết chóc, nạn hiếp dâm hoành hành, bạo lực có mặt khắp nơi.
Martha Ayiens, 16 tuổi đang bế tên tay đứa con trai 9 tháng tuổi của mình trên tay, thi thoảng những giọt nước mắt lại lăn dài trên gương mắt cô gái trẻ.
Cô cho biết: "Tôi đang ở nhà một mình và sắp đi ngủ thì một người đàn ông to lớn bước vào nhà qua cánh cửa. Tôi đã cố gắng hét lên nhưng không thể. Tôi đã cố gắng chiến đấu nhưng ông ta đã ném tôi vào tường. Tôi bị đánh vào đầu rồi ngã xuống dưới đất. Khi đó ông ta bắt đầu hãm hiếp tôi. Tôi muốn giết bản thân mình, tôi không muốn ở đây nữa".
Martha đã bị cưỡng hiếp từ năm 14 tuổi và sau hai năm cô gái trẻ buộc phải sống với thực tế rằng cô đang nuôi đứa con được sinh ra từ kết quả của tội ác khủng khiếp.
Martha đã bị cưỡng hiếp từ năm 14 tuổi và đang bế trên tay đứa con của kẻ đã hại mình.
Martha chỉ là một trong nhiều nạn nhân bị hãm hiếp tại đất nước trẻ nhất thế giới này. Vào tháng 12/2013, Nam Sudan xảy ra nội chiến. Kể từ đó có hơn 170.000 người tị nạn, trong số đó là gần 150.000 phụ nữ và trẻ em định cư dọc theo biên giới của nước này. Họ buộc phải di cư để chạy trốn khỏi cuộc xung đột và chết chóc đang diễn ra tại Nam Sudan.
Cuộc nội chiến kéo dài tại đất nước này đã khiến hơn 10.000 người thiệt mạng. Nhiều gia đình phải li tán khắp mọi nơi để thoát khỏi nạn hãm hiếp, cướp bóc, tra tấn, bắt cóc, lạm dụng trẻ em, đói nghèo và giết người ở đất nước trẻ tuổi này. Nam Sudan được coi là nơi tồi tệ nhất trong mắt những đứa trẻ và phụ nữ ở đây.
Những đứa trẻ tị nạn chạy trốn khỏi Nam Sudan đã kể lại nhiều sự việc kinh hoàng mà các em đã từng chính kiến. Trong đó có sự việc, nhiều cụ già hơn 65 tuổi, đã quá yếu và chậm chạp không thể chạy thoát khi các tay súng đến ngôi làng của họ. Tát cả đều bị hãm hiếp.
Nam Sundan được coi là nơi tồi tệ nhất thế giới cho trẻ em.
Nhiều người đã phải chạy trốn khỏi đất nước đầy bạo lực, cướp bóc, giết người và hãm hiếp.
Gemma Parkin, đến từ tổ chức từ thiện Cứu lấy trẻ em của người Anh đang hoạt động tại các khu định cư ở Adjumani, một thi trấn biên giới nằm giữa Uganda và Nam Sudan cho biết: "Hiếp dâm ở Nam Sudan đang được sử dụng như một vũ khí chiến tranh và các nạn nhân sống với cuộc đời còn lại trong đau khổ. Các ngôi làng bị đốt cháy nhà cửa và cướp tài sản. Những đứa trẻ bị đánh thức bởi tiếng súng nổ và chúng nhìn thấy người thân của mình đã bị bắn chết. Nhiều người may mắn chạy trốn được và ẩn nấp trong bụi rậm. Những người bị bắt hoặc bị bỏ lại thường sẽ bị hãm hiếp".
Thomas Jurugo, 13 tuổi, đã đi bộ trong hai ngày để đến được biên giới. Cô bé nói rằng các tay súng đã đột kích ngôi làng của cô, giết chết nhiều dân làng và đánh đập phụ nữ. Các tay súng đã xông vào nhà một người hàng xóm và bắt lấy người chồng. Chúng đòi tiền chuộc từ người vợ. Khi cô ấy không có khả năng trả tiền thì chúng đã hãm hiếp người vợ.
Loyce Anzoa, 22 tuổi, một giáo viên cũng đang sống trong trại tị nạn cho biết: "Mọi người đều bị giết hại, không có lý do nào, bất kể cả ngày lẫn đêm. Nhiều trẻ em đã bị giết hại. Họ hãm hiếp phụ nữ, bắt giữ đàn ông và lấy đi những đứa trẻ".
Nhiều đứa trẻ may mắn chạy trốn khỏi Nam Sudan cho biết ước mơ lớn nhất của các em là được đi học một cách an toàn. Không có súng nổ, không có cướp bóc và giết người.
Những đứa trẻ đang cùng gia đình xây dựng nơi ở mới sau khi chạy trốn khỏi đất nước Nam Sudan.
Ước mơ lớn nhất của các em giờ đây là niềm khát khao được đi học.
Nguồn: Daily Mail