Những câu chuyện ít biết về 14 bức ảnh nổi tiếng nhất mọi thời đại
Đằng sau mỗi bức ảnh là những câu chuyện lịch sử mà không phải ai cũng biết.
Với nhiều nhiếp ảnh gia, một bức ảnh đẹp và ý nghĩa mang thông điệp của cả thời đại mà không một ngòi bút nào có thể diễn ra qua ngôn từ. Qua hàng chục năm, thậm chí là cả thế kỷ, những câu chuyện vượt thời gian đằng sau mỗi bức hình vẫn còn in dấu trong tâm trí của người xem. Hãy cũng điểm qua 14 bức ảnh đã mang những thông điệp của lịch sử tới với hiện tại, đánh dấu những thời khắc, biến cố quan trọng trên toàn thế giới.
1. Trận đấu của huyền thoại Muhammad Ali
Bức ảnh về trận đấu huyền thoại của Muhammad Ali của nhiếp ảnh gia 22 tuổi Neil Leifer được đánh giá là một trong những bức hình thể thao ấn tượng nhất thế kỷ 20. Thế nhưng, ít ai biết được rằng, bức ảnh nổi tiếng này lại là kết quả của một sự cố không mong muốn xảy ra với chính nhiếp ảnh gia tài năng người Mỹ.
Do mất vị trí săn ảnh "đắc địa" về tay nhiếp ảnh gia Herb Scharfman (người đàn ông đeo kính, xuất hiện giữa 2 chân của Ali trong bức ảnh nổi tiếng) nên Muhammad Ali đành phải đứng về phía đối diện của sàn thi đấu. Tuy nhiên, chính sự cố này đã vô tình giúp anh có được bức ảnh để đời, gắn liền với tên tuổi sau này.
2. Abbey Road - bìa album được thu âm cuối cùng của The Beatles
Với những người hâm mộ nhóm nhạc huyền thoại này, đây không chỉ là một bìa album bình thường mà là album được thu âm cuối cùng của The Beatles. Nhiếp ảnh gia Iain Macmillan đã chụp sáu tấm hình trong khi một cảnh sát giao thông giúp chặn dòng xe đang tới. Cuối cùng, ông đã chọn được tấm ưng ý với cả 4 thành viên đang bước rất đều nhịp.
3. Rút khỏi Sài Gòn
Bức ảnh được chụp tại Sài Gòn vào năm 1975 khi nhiếp ảnh gia Hubert Van Es tình cờ nhìn ra ngoài cửa sổ trụ sở trung tâm báo chí quốc tế UPI tại Sài Gòn. Đây được coi là một trong những tấm hình khắc họa chân thật những gì xảy ra trong chiến tranh cũng như tình cảnh hỗn loạn của miền nam Việt Nam trong những ngày cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
4. Máy bay hãng hàng không Pacific southwest, số hiệu 182
Vào ngày 25/9/1978, nhiếp ảnh gia Hans Wendt được giao nhiệm vụ chụp ảnh các ống dẫn ga tại San Diego. Bất chợt, ông nghe thấy một tiếng nổ lớn trên bầu trời.
Wendt đã cố gắng chụp hai bức hình khi chiếc máy bay của hãng hàng không Pacific Southewest Airlines mang số hiệu 182 đâm xuống mặt đất. Chiếc Boeing 727 này đã đâm vào một chiếc máy bay Cessna loại nhỏ.
Vụ tai nạn máy bay thương tâm này đã làm 144 người chết. Thời điểm đó, nó được coi là vụ tai nạn máy bay nghiêm trọng nhất trong lịch sử ngành hàng không Mỹ.
5. Khung cảnh từ cửa sổ Le Gras
Đây được coi là bức ảnh thành công đầu tiên trong lịch sử ngành nhiếp ảnh, được chụp vào năm 1826 bởi nhà phát minh người Pháp Joseph Nicephore. Tấm hình được chụp từ cửa sổ phòng studio của ông.
Tại thời điểm đó, thời gian phơi sáng để cho ra đời bức ảnh kéo dài 8 giờ đồng hồ. Đó là lý do bạn có thể thấy ánh nắng ở cả hai phía của tòa nhà.
6. Vụ cháy tại Boston
Bức ảnh hai người rơi từ ban công trong vụ cháy tại Boston đã giành được giải thưởng ảnh báo chí thế giới. Được tái hiện trong tác phẩm là hình ảnh người mẹ 19 tuổi Diana Bryant và đứa con nhỏ 2 tuổi Tiare Jones đang rơi xuống từ ban công của một căn hộ đang cháy tại Boston.
Không may, bà mẹ đã qua đời ngay hôm đó nhưng Jones đã may mắn sống sót khi ngã đè lên cơ thể của người mẹ. Sau bức ảnh, chính quyền thành phố Boston đã phải xem xét lại các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy.
7. Ca cấy ghép tim 23 giờ
"Ca cấy ghép tim 23 giờ" tái hiện lại khung cảnh một phòng phẫu thuật tại Ba Lan, khi các bác sĩ phải làm việc vất vả gần 1 ngày để tiến hành ca phẫu thuật tim thành công đầu tiên tại đất nước này. Bức ảnh đã được giải "Bức ảnh đẹp nhất" của tạp chí National Geographic vào năm 1987.
Được biết sau đó, bệnh nhân đã sống sót sau ca phẫu thuật và còn sống thọ hơn tất cả các bác sĩ tham gia vào kíp mổ ngày hôm đó.
8. Vụ nổ bom thành phố Oklahoma
Bức ảnh được chụp sau vụ nổ bom tại Oklahoma vào năm 1995 với hình ảnh một người lính cứu hỏa đang bế đứa bé bị thương trên tay. Trên thực tế, góc ảnh này đã được hai người ghi lại với hai bức ảnh gần giống nhau.
Một bức ảnh được chụp bởi Lester Larue khi anh vô tình ghi lại hình ảnh bằng chiếc máy ảnh của công ty. Tuy nhiên sau đó, tòa án đã ra phán quyết rằng bức ảnh này thuộc về người quản lý của Lester và anh phải hoàn trả toàn bộ số tiền bán bản quyền ảnh.
Bên cạnh đó, nhiếp ảnh gia nghiệp dư Charles Porter đã được giải Pulitzer cho bức ảnh gần tương tự như vậy.
9. Tấm hình X quang đầu tiên trên thế giới
Vào ngày 27/12/1895, trong khi đang tiến hành thí nghiệm với tia cathode, nhà vật lý học người Đức Wilhem Conrad Roentgen đã yêu cầu vợ mình đặt lên một đĩa và ông chụp lại ảnh. Bức hình đó được coi là tấm ảnh chụp X quang đầu tiên trong lịch sử.
Với thành tựu trên, ông đã giành giải Nobel vật lý vào năm 1901.
10. Người giao sữa London
Khi bức hình "người giao sữa London" của Fred Morley được công bố trên Blitz, tinh thần của người dân London và Briton đã được vực dậy trong chiến tranh. Bức hình khắc họa một người giao sữa với tinh thần lạc quan bước qua đống đổ nát của những tòa nhà bị bom dội.
Tuy nhiên, bức hình này được cho là đã bị dàn dựng. Do lo sợ rằng bức hình chụp khung cảnh đổ nát do không lực Đức gây nên có thể sẽ bị kiểm duyệt, người phụ tá của thợ ảnh đã mượn một chiếc áo khoác và giỏ sữa cho một người mặc tạm để chụp hình.
11. Đôi mắt Omayra Sanchez
Trong vũng lầy đổ nát do vụ phun trào núi lửa tại Colombia gây ra, cô bé Omayra Sanchez kẹt cứng không thể vùng vẫy với đôi mắt đầy buồn thương. Ngay sau khi được công bố, bức ảnh đã gây nên nhiều tranh cãi trên toàn thế giới vào năm 1985.
Nhiều người đã tỏ thái độ giận dữ với nhiếp ảnh gia chụp bức ảnh trên vì đã không cứu cô bé. Tuy nhiên, anh không thể làm gì hơn khi những tấm bê tông và các mảnh vỡ đè chặt phần thân dưới cô bé. Omayra đã qua đời khoảng vài giờ sau khi bức ảnh được chụp.
12. Vụ xả súng Kent State
Trong giờ nghỉ trưa, một sinh viên báo chí, John Filo đã chụp được bức ảnh về vụ thảm sát Kent State khiến 4 người chết và 9 người bị thương. Để có thể chụp bức ảnh mang tính khoảnh khắc này, Filo đã phải đối mặt với nguy hiểm. Bạn bè của anh đã gào thét khi anh xông vào chụp ảnh vì sợ hãi anh có thể bị bắn.
John đã trở thành người trẻ tuổi nhất được giải báo chí Pulitzer và bức ảnh của anh là bằng chứng không thể chối cãi cho vụ xả súng năm 1970.
13. Đại suy thoái tại Mỹ
Mặc dù bức ảnh đen trắng này được xem như một biểu tượng của cuộc đại suy thoái lớn tại Mỹ, nó không phải là hình ảnh về dòng người thất nghiệp đang chờ cứu viện. Trên thực tế, khung cảnh tái hiện những nạn nhân của vụ lụt lịch sử tại Ohio vào năm 1937.
14. Tòa nhà đổ sập trong vụ khủng bố 11/9
Trong vụ khủng bố ngày 11/9, Bill Biggart, tác giả của bức ảnh dưới đây đã ghi lại được khoảnh khắc một trong hai tòa nhà đổ sập. Tuy nhiên, ông đã qua đời khi tòa nhà thứ hai đổ xuống và các mảnh vở đè lên người ông. Người ta đã tìm thấy tấm ảnh từ chiếc máy ảnh trong đống đổ nát và đó là bức ảnh cuối cùng của cuộc đời ông.
Theo Kenh14/Trí thức trẻ