Những ca khúc hit bị tố là đồ ăn trộm
Ngay cả những cái tên kỳ cựu của làng nhạc như The Beatles, Madonna, Shakira,… đều đã từng bị tố là kẻ đạo nhạc.
Hips Don’t Lie
Hips Don’t Lie là ca khúc Shakira hợp tác với Wyclef Jean và được phát hành nhằm mục đích từ thiện. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau khi ra mắt, nó đã leo lên vị trí số 1 trên nhiều bảng xếp hạng và vài ngày sau đó, ca khúc xuất hiện trên tất cả các kênh phát thanh trên khắp Châu Mỹ.
Trong khi cả Châu Mỹ đang say mê màn lắc hông điệu nghệ của Shakira thì nữ ca sỹ Jerry Riviera tố cáo người đẹp tóc vàng ăn cắp ca khúc Amores Como el Nuestro của mình. Không có trận chiến pháp lý nào xảy ra sau lời cáo buộc đó, nhưng việc Shakira không xuất hiện tại Lễ trao giải của Viện hàm lâm và nghệ thuật Tây Ban Nha đồng thời né tránh câu trả lời đạo nhạc của báo giới khiến nhiều người tin rằng, cáo buộc của Riviera là có cơ sở.
The Battle
The Battle là ca khúc nhạc phim của The Dark Knight or Pirates of the Caribbean. Ca khúc này được nhạc sỹ người Đức, Hans Zimmer sáng tác và nó được nhiều người đánh giá là một kiệt tác. Cũng trong năm đó, ca khúc đã nhận được 1 đề cử giải Oscar.
Năm 2006, khi Holst Foundation nghe ca khúc này lần đầu tiên, họ đã thấy sự giống nhau kỳ lạ giữa "kiệt tác" đó với Mars, Bringer of War của Gustav Holst. Ngay lập tức, Hans Zimmer bị cáo buộc vi phạm bản quyền.
Tất nhiên, Hans Zimmer lên tiếng phủ nhận. Nhưng, các nhà phê bình đã nhanh chóng vào cuộc và đi đến kết luận cuối cùng là Hans Zimmer đã vi phạm bản quyền.
Come Together
Come Together một trong những ca khúc đình đám của The Beatles. Suốt những năm 70, ca khúc này đã chinh phục hàng triệu tín đồ âm nhạc, vì vậy không tránh khỏi việc mọi người đã sốc khi The Beatles bị tố đạo nhạc.
Năm 1973, Big Seven Music Corp đã khởi kiện The Beatles ăn cắp ca khúc You Can’t Catch Me của Chuck Berry. Và, The Beatles không chỉ đánh cắp giai điệu mà ăn cắp luôn cả lời ca khúc. Hai bên đã đưa nhau ra tòa và đây là vụ tranh chấp bản quyến dài nhất trong lịch sử (kéo dài đến 12 năm).
Vogue
Sau 22 năm phát hành hit Vogue của Madonna bị kiện
Vogue là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của Madonna. Theo thông tin lúc đó, ca khúc được Nữ hoàng nhạc pop lấy cảm hứng sau một lần đến chơi ở câu lạc bộ Sound Factory.
Tuy nhiên, sau khi Vogue ra mắt, Madonna đã bị kiện vi phạm bản quyền. Người ta cáo buộc Madonna đánh cắp giai điệu từ ca khúc Deep in Vogue của Malcolm McLaren. Mal tung ra ca khúc của ông năm 1989, trong khi Madonna giới thiệu "Vogue của mình" năm 1990.
Good Time
Ca sĩ - nhạc sĩ có tên Allyson Nichole Burnett đã gửi đơn kiện lên tòa án California, trong đó khẳng định ca khúc Good Time mà Carly Rae Jepsen và Adam Young (Owl City) thể hiện chỉ là “bản nhái” của ca khúc Ah, It’s a Love Song do anh ta sáng tác.
Burnett cho biết anh đã phải chịu áp lực về tâm lý rất lớn vì nhiều fan của Carly và Owl City cho rằng anh mới là người đã ăn cắp ý tưởng của Good Time trong khi sự thật thì hoàn toàn ngược lại.
Good Time là ca khúc song ca của Jepsen và Adam Young phát hành hồi tháng 6. Ca khúc này đã đứng vị trí thứ 8 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 và được phát đi phát lại vào dịp Olympic mùa hè 2012 vừa qua.
Call Me Maybe
Nữ ca sĩ Ukraina Aza đã tố cáo Carly Rae Jepsen “chôm” ca khúc giáng sinh Hunky Santa của cô để bê vào Call Me Maybe. Ngay khi hay tin, Carly Rae Jepsen đã phủ nhận hoàn toàn. Cô cho biết là thậm chí cô còn chẳng bao giờ nghe nhạc Ukraina.
Aza đã gửi đơn kiện lên tòa án Los Angeles đòi bồi thường. Cô nàng chia sẻ với báo giới: “Tôi đã rất sốc và ngạc nhiên khi họ ngang nhiên sử dụng ca khúc của tôi. Họ không hề xin phép tôi. Đó là lý do tôi quyết tâm kiện cho bằng được. Lần đầu tiên tôi nghe ca khúc Call Me Maybe trên radio là khi đang lái xe đi trên đường và tôi sốc đến nỗi suýt chút nữa gây ra tai nạn. Tôi không thể tin được những gì mình nghe thấy”.
Đại diện của Carly Rae Jepsen trả lời: “Hoàn toàn vớ vẩn. Luật sư của Carly sẽ giải quyết việc này. Ai cũng biết Carly là một nhạc sĩ, cô ấy cũng không rảnh thời gian để nghe đài Ukraina”.