Những bộ phim đình đám nên cấm trẻ em
Dù rất thành công ngoài rạp chiếu và được nhắc nhiều trên báo chí, các bộ phim này rất không nên để trẻ em xem được.
Phim "Live Free or Die Hard"
Live Free or Die Hard ( tức Die Hard 4.0) là bộ phim thứ 4 trong loạt phim Die Hard lừng danh. Ra mắt khán giả năm 2007, bộ phim này đã công phá các rạp chiếu và thành công vang dội, sau 19 năm kể từ khi bản Die Hard đầu tiên ra đời.
Ba phần đầu tiên của Die Hard phiên bản điện ảnh đều được dán nhãn R, vì hàng loạt các cảnh bạo lực, bắn giết đẫm máu. Mỗi phần phim đều đậm đặc các màn hành động hoành tráng cũng như những pha xả súng rợn người. Nhiều khán giả rất tò mò về lý do tại sao phần 4 của phim lại thoát mác "dành cho người lớn".
Phim "Sucker Punch"
Phim "Pearl Harbor"
Tất cả những gì người xem có thể phàn nàn về các bộ phim bom tấn của Michael Bay, đó là phim của ông luôn khiến người ta tranh cãi về tính logic. Michael Bay từng làm hàng tá phim gắn mác PG-13 (giới hạn trẻ em dưới 13 tuổi), ví dụ như Armageddon hay Transformers, nhưng không hiểu sao Pearl Harbor với những cảnh tấn công hoành tráng lại được phép chiếu cho trẻ em.
Rõ ràng, thể hiện một thảm kịch trong lịch sử Hoa Kỳ, lại có một mối tình tay ba kèm rất nhiều cảnh hành động bắn giết như trong Pearl Harbor thật khó để có thể giúp tâm hồn trong sáng của các em bé không bị ảnh hưởng xấu.
Phim "Drag Me To Hell"
Phim "Terminator Salvation"
Nhiều khán giả cho rằng phần phim Terminator 3: Rise of the Machines không nên có mặt trên đời này, hai phần đầu đã là quá đủ rồi. Không may cho những người xem đó, những bộ óc phía sau loạt phim này không đồng ý với ý kiến đó. Phần 3 của Terminator không có sự xuất hiện của các ngôi sao, nhưng cũng không được dán nhãn R, nên nếu các bậc phụ huynh lơ là, trẻ em sẽ phải xem những cảnh không dành cho chúng.
Phim "Taken"
Taken rõ ràng là một phim bom tấn cực thành công, là một phim yêu thích của rất nhiều khán giả yêu điện ảnh, nhưng thật khó tin rằng phim này không hề được dán nhãn R.
Trong phim, Liam Neeson đã đưa cả một đội quân xuống địa ngục: bắn họ tan xác với súng ngắn, đánh họ thừa sống thiếu chết chỉ bằng tay không, hay xuất hiện trong những màn rượt đuổi gay cấn... Thêm vào đó, trong phim còn có những thiếu nữ bị bắt cóc và bị bán để làm nô lệ tình dục. Rõ ràng đây không phải là một lựa chọn tốt để xem cùng cả gia đình.
Phim "Insidious"
Đạo diễn James Van (người đứng sau bộ phim Saw) biết rằng có hai thứ khiến người xem phải "xóc tận óc", và một trong số đó chính là những cảnh bạo lực chết người, máu me sởn da gà. Nếu đã từng xem Saw, khán giả có thể hình dung mức độ cần dán nhãn R của phim này.
Phim "Lakeview Terrace"
Đây tiếp tục là một ví dụ về việc phim giải trí có quá nhiều cảnh đáng sợ, bạo lực. Không phải đạo diễn Samuel L. Jackson không thành công trong việc sử dụng các thuật tương phản, nhưng trong phim có quá nhiều từ ngữ tục tĩu, hành động phản cảm... thêm vào đó, đây cũng chỉ là một phim trên mức trung bình ở thể loại này, và các em bé không cần phải xem chúng.
Phim "Valkyrie"
Đây là một phim khá chính thống với sự tham gia của tài tử Tom Cruise. Không phải trước đó ngôi sao này chưa từng tham gia các bộ phim được đánh dấu R (ví dụ: Magnolia hay Collateral), tuy vậy, Valkyrie xoay quanh kết hoạch giết chết độc tài Hitler và được chỉ đạo bởi một người đàn ông đã từng làm nên các cảnh bạo lực kinh điển trong The Usual Suspects, và hoàn toàn không được cảnh báo gì cả.
Phim "Spawn"
Đây là một ví dụ kinh điển cho việc chuyển thể một truyện tranh u ám, đen tối lên màn ảnh, dành cho khán giả trẻ tuổi nhưng lại không hề cắt đi những pha bạo lực quá tay. Bộ phim này thu được tới 20 triệu đô la Mỹ ngay trong tuần đầu ra mắt, có lẽ vì dựa theo một bộ truyện tranh cực kỳ được yêu thích. Mặc dù vậy, khác hẳn với truyện tranh, các cảnh hành động bạo lực trên phim thực hơn rất nhiều, và cũng "hại não" hơn nhiều.
Live Free or Die Hard ( tức Die Hard 4.0) là bộ phim thứ 4 trong loạt phim Die Hard lừng danh. Ra mắt khán giả năm 2007, bộ phim này đã công phá các rạp chiếu và thành công vang dội, sau 19 năm kể từ khi bản Die Hard đầu tiên ra đời.
Ba phần đầu tiên của Die Hard phiên bản điện ảnh đều được dán nhãn R, vì hàng loạt các cảnh bạo lực, bắn giết đẫm máu. Mỗi phần phim đều đậm đặc các màn hành động hoành tráng cũng như những pha xả súng rợn người. Nhiều khán giả rất tò mò về lý do tại sao phần 4 của phim lại thoát mác "dành cho người lớn".
Phim "Sucker Punch"
Đạo diễn Zach Snyder đã quảng bá bản thân như một người hâm mộ cuồng nhiệt của thể loại giải trí hành động - bạo lực, với những phim như 300 hay The Watchmen. Phong cách làm phim của vị đạo diễn này là luôn sử dụng quá tải các màn đánh đấm, thể hiện rõ nhất ở Sucker Punch - thậm chí ngoài máu me, chết chóc, phim này còn có nguyên một cảnh nude rất táo bạo.
Câu chuyện trong phim này cũng khá tăm tối, kể về một cô gái trẻ trở thành nạn nhân bị lạm dụng bởi cha dượng, sau đó cô lại phải đối mặt với việc phải phẫu thuật não, phải chống lại những lực lượng độc ác... Rất khó để có thể hiểu điều gì đã diễn ra khiến những khán giả nhỏ tuổi cũng được phép xem bộ phim này.
Câu chuyện trong phim này cũng khá tăm tối, kể về một cô gái trẻ trở thành nạn nhân bị lạm dụng bởi cha dượng, sau đó cô lại phải đối mặt với việc phải phẫu thuật não, phải chống lại những lực lượng độc ác... Rất khó để có thể hiểu điều gì đã diễn ra khiến những khán giả nhỏ tuổi cũng được phép xem bộ phim này.
Phim "Pearl Harbor"
Rõ ràng, thể hiện một thảm kịch trong lịch sử Hoa Kỳ, lại có một mối tình tay ba kèm rất nhiều cảnh hành động bắn giết như trong Pearl Harbor thật khó để có thể giúp tâm hồn trong sáng của các em bé không bị ảnh hưởng xấu.
Phim "Drag Me To Hell"
Không hiểu tại sao đạo diễn Sam Raimi (người đứng sau thành công của The Evil Dead, Evil Dead 2, Army of Darkness và Darkman) lại đặt một cái tên đầy hứa hẹn như Drag Me To Hell cho một bộ phim kinh dị nghẹt thở. Khán giả xem phim này có thể tìm thấy hàng tá những cảnh đáng sợ, máu me, chặt chân chặt tay... như mọi bộ phim kinh dị hạng B nào khác.
Phim "Terminator Salvation"
Nhiều khán giả cho rằng phần phim Terminator 3: Rise of the Machines không nên có mặt trên đời này, hai phần đầu đã là quá đủ rồi. Không may cho những người xem đó, những bộ óc phía sau loạt phim này không đồng ý với ý kiến đó. Phần 3 của Terminator không có sự xuất hiện của các ngôi sao, nhưng cũng không được dán nhãn R, nên nếu các bậc phụ huynh lơ là, trẻ em sẽ phải xem những cảnh không dành cho chúng.
Phim "Taken"
Taken rõ ràng là một phim bom tấn cực thành công, là một phim yêu thích của rất nhiều khán giả yêu điện ảnh, nhưng thật khó tin rằng phim này không hề được dán nhãn R.
Trong phim, Liam Neeson đã đưa cả một đội quân xuống địa ngục: bắn họ tan xác với súng ngắn, đánh họ thừa sống thiếu chết chỉ bằng tay không, hay xuất hiện trong những màn rượt đuổi gay cấn... Thêm vào đó, trong phim còn có những thiếu nữ bị bắt cóc và bị bán để làm nô lệ tình dục. Rõ ràng đây không phải là một lựa chọn tốt để xem cùng cả gia đình.
Phim "Insidious"
Phim "Lakeview Terrace"
Đây tiếp tục là một ví dụ về việc phim giải trí có quá nhiều cảnh đáng sợ, bạo lực. Không phải đạo diễn Samuel L. Jackson không thành công trong việc sử dụng các thuật tương phản, nhưng trong phim có quá nhiều từ ngữ tục tĩu, hành động phản cảm... thêm vào đó, đây cũng chỉ là một phim trên mức trung bình ở thể loại này, và các em bé không cần phải xem chúng.
Phim "Valkyrie"
Đây là một phim khá chính thống với sự tham gia của tài tử Tom Cruise. Không phải trước đó ngôi sao này chưa từng tham gia các bộ phim được đánh dấu R (ví dụ: Magnolia hay Collateral), tuy vậy, Valkyrie xoay quanh kết hoạch giết chết độc tài Hitler và được chỉ đạo bởi một người đàn ông đã từng làm nên các cảnh bạo lực kinh điển trong The Usual Suspects, và hoàn toàn không được cảnh báo gì cả.
Phim "Spawn"
Đây là một ví dụ kinh điển cho việc chuyển thể một truyện tranh u ám, đen tối lên màn ảnh, dành cho khán giả trẻ tuổi nhưng lại không hề cắt đi những pha bạo lực quá tay. Bộ phim này thu được tới 20 triệu đô la Mỹ ngay trong tuần đầu ra mắt, có lẽ vì dựa theo một bộ truyện tranh cực kỳ được yêu thích. Mặc dù vậy, khác hẳn với truyện tranh, các cảnh hành động bạo lực trên phim thực hơn rất nhiều, và cũng "hại não" hơn nhiều.