Những bệnh răng miệng do stress gây ra

,
Chia sẻ

Stress làm cho bạn bị nhức đầu, đau bụng, tâm trạng bất ổn và còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến miệng, răng, lợi và sức khỏe nói chung của bạn nữa.

Những nghiên cứu đã chỉ ra, sự căng thẳng và lo âu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn bao gồm:

* Miệng lở loét

* Siết chặt răng và nghiến răng

* Ít vệ sinh răng miệng và thói quen ăn uống không lành mạnh

* Những bệnh về nướu hoặc làm tồi tệ hơn những bệnh nha chu hiện tại

Miệng lở loét trầm trọng

Khi bị căng thẳng kéo dài, bạn có thể sở hữu một hoặc vài vết lở loét to hoặc nhỏ với màu trắng, xám hoặc màu đỏ xuất hiện bên trong miệng. Mặc dù các chuyên gia không chắc chắn rằng stress có thể gây nên hiện tượng này khi nó có thể do hệ thống miễn dịch có vấn đề. Nhưng họ cũng khẳng định căng thẳng cũng như mệt mỏi và dị ứng, có thể làm tăng nguy cơ nhận được hiện tượng này.



Cách điều trị:

Lở loét miệng thường khiến bạn cảm thấy khó chịu và người bị hâm hâm sốt. Hầu hết các nốt lở loét trong miệng thường biến mất trong một tuần đến 10 ngày. Để chữa trị, hãy uống nhiều nước; giảm kích ứng, không ăn thực phẩm cay, nóng; những thực phẩm chứa axit cao như cà chua hay trái cây chua.

Bạn cũng có thể đi thăm khám bác sỹ để được điều trị và uống thuốc kháng vi rút theo toa. Điều quan trọng là hãy bắt đầu điều trị ngay khi bạn thấy những vết loét bắt đầu hình thành.

Nghiến răng

Căng thẳng có thể làm cho bạn siết chặt và nghiến răng trong ngày hoặc vào ban đêm nhưng thường là lúc vô thức. Nghiến răng thường phổ biến khi bạn đang ngủ.

Nếu bạn thường nghiến răng thì căng thẳng có thể làm cho những thói quen này trở nên xấu hơn. Điều này khiến răng của bạn bị mài mòn và có thể dẫn đến các vấn đề với hàm dưới.

Đi khám bác sĩ và yêu cầu những gì có thể chấm dứt hành động nghiến răng. Nha sĩ có thể đeo một thiết bị chuyên dụng để giúp bạn dừng hoặc hạn chế tối đa các hành động xấu này.

Vệ sinh răng miệng kém

Đang bị căng thẳng, stress cao độ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và làm bạn dễ dàng bỏ qua các thói quen vệ sinh răng miệng như dùng chỉ nha khoa và đánh răng.

Nếu bạn không chăm sóc răng miệng thì răng và sức khỏe răng miệng của bạn có thể bị những vấn đề nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu bạn đã có các bệnh về lợi mà bỏ qua vệ sinh hàng ngày sẽ làm cho bệnh răng miệng trở nên tồi tệ hơn. Nếu răng miệng của bạn tương đối tốt, nhưng việc lười biếng đánh răng và dùng chỉ nha khoa có thể dẫn đến các bệnh về lợi hoặc làm tăng nguy cơ bị sâu răng.

Ngoài ra, khi bị căng thẳng, bạn cũng có thể sở hữu thêm những thói quen ăn uống không lành mạnh. Chẳng hạn như ăn vặt số lượng lớn loại thực phẩm và thức uống có đường. Những thói quen làm tăng nguy cơ bị sâu răng và các vấn đề sức khỏe khác.

Chỉ cần nhắc nhở bản thân về tầm quan trọng của vệ sinh và ăn uống lành mạnh. Thúc đẩy hoặc lập lại thói quen tập thể dục để giúp giảm căng thẳng và cảm thấy tràn đầy năng lượng đủ để có xu hướng vệ sinh răng miệng và nấu các bữa ăn lành mạnh hơn. Tập thể dục cũng tăng cường hệ thống miễn dịch và làm cho sức khỏe răng miệng của bạn tốt nhất.

Bệnh nướu răng

Căng thẳng có thể làm tăng mảng bám răng, ngay cả khi mức độ căng thẳng đó chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn. Nếu stress kéo dài liên hoàn sẽ làm cho tăng nguy cơ chảy máu nướu răng, hoặc viêm nướu, có thể tiến triển thành bệnh viêm nướu nghiêm trọng.

Căng thẳng cũng có thể dẫn tới trầm cảm. Và bệnh nhân bị trầm cảm có nguy cơ bị các bệnh về nướu và lợi gấp 2 lần so với những người không chán nản.

Bạn không thể làm trầm cảm hoặc căng thẳng biến mất ngay được. Nhưng các chuyên gia nói rằng, nên học tập các chiến lược đối phó lành mạnh để giảm thiểu sự căng thẳng cho bản thận. Nói chuyện với các chuyên gia về sự căng thẳng và stress của bạn để thoát ra khỏi nó nhanh nhất.

Lê Nhi
Tổng hợp từWebmd
Chia sẻ