Những bà hoàng lừng danh nhất thế giới
Không hẳn là sắc đẹp mà chính tài năng, tham vọng đã đưa những phụ nữ này lên đỉnh cao quyền lực, khả năng chi phối không chỉ đất nước mà còn có tầm ảnh hưởng đến thế giới.
1. Eleanor (1122? – 1204)
Eleanor sinh ra trong một gia đình quyền quý, cha là William X - công tước xứ Aquitaine, mẹ là Aenor de Châtellerault. Sau khi cha qua đời, bà chính thức kế vị và thừa hưởng tài sản của cả gia đình khi mới 15 tuổi với tước hiệu Nữ công tước xứ Aquitaine và Bá tước của Poitiers.
Năm 1137, bà thành hoàng hậu Pháp khi kết hôn với vua Louis VII. Bằng tài năng của mình, bà đã biến Aquitaine thành một trong những thành phố tri thức và văn hóa lớn nhất Tây Âu thời Trung cổ. Eleanor cũng là nhân vật chủ chốt phát triển hiệp định thương mại giữa Tây Âu, Constantinople và Thánh Địa.
Sau khi chấm dứt cuộc hôn nhân với Louis, đến năm 1154, bà lại bước lên cương vị hoàng hậu của Henry II, Anh Quốc. Eleanor cùng 3 người con trai của mình bị giam suốt 16 năm để con trai khác của bà, Richard, nổi dậy chống lại chồng bà.
Sau khi cuộc nổi dậy thành công, con trai ngay lập tức thả mẹ mình. Người phụ nữ nay đã thành góa phụ nhưng sở hữu tài sản khổng lồ với quyền nhiếp chính khi con trai tiến hành cuộc thập tự chinh thứ 3. Tính ra, Eleanor của Aquitaine đã sống thọ hơn tất cả các con của mình, trừ vua John và Eleanor, nữ hoàng của Castile.
2. Hatshepsut (1508? -1458 BC)
Hatshepsut là con gái lớn của vua Thutmose I và Hoàng hậu Ahmose của Pharaon Thutmosis I, cũng là vợ và em gái của Pharaon Thutmosis II thuộc Vương triều thứ 18.
Hatshepsut được đánh giá là một trong những nữ vương quyền lực nhất trong thế giới cổ đại. Bà trị vì lâu hơn bất cứ vị nữ Pharaon nào trong lịch sử. Bà đã tái lập các quan hệ thương mại đã mất trong thời gian chiếm đóng nước ngoài và mang lại sự thịnh vượng lớn cho Ai Cập.
Bên cạnh đó, Hatshepsut cũng tiến hành các dự án xây dựng mang lại tầm vóc và tiêu chuẩn mới cho kiến trúc Ai Cập cổ đại, so với kiến trúc cổ đại, và sẽ không bị một nền văn hoá khác vượt quá cho tới một ngàn năm sau.
Không những thế, dù nhiều nhà Ai Cập học đã cho rằng chính sách đối ngoại của bà chủ yếu là hoà bình, có bằng chứng cho thấy Hatshepsut đã chỉ huy những chiến dịch quân sự thành công tại Nubia, miền Cận Đông, và Syria trong những năm đầu cầm quyền.
3. Maria Theresa (1717 - 1780)
Maria Theresa Walburga Amaliae Christina là nữ hoàng của Đế quốc La Mã Thần thánh, nữ hoàng của Hungary và công chúa nước Áo.
Bà có tài năng đến nỗi Thánh chế La Mã Charles VI, đã thay đổi một số đạo luật để một phụ nữ như bà có quyền kế vị chứ không phải các anh em trai của bà sau khi ông qua đời.
Kinh tế, văn hóa của Đế quốc Áo phát triển mạnh dưới sự cai trị của nữ hoàng Maria Theresia. Ngoài việc đẩy mạnh giáo dục và chính trị tự do, bà còn bãi bỏ việc thiêu chết phù thủy, việc tra tấn và thiết lập nền giáo dục bắt buộc.
Bên cạnh đó, Maria Theresia còn tổ chức lại quân đội, cải thiện
sức mạnh quân sự của nước Áo lên 200 phần trăm. Bà sở hữu vốn kiến thức sâu rộng về quân sự và chiến lược, thậm chí còn
là một vị lãnh tụ quân sự sáng tạo hơn cả vị vua vĩ đại Friedrich II
Đại Đế nước Phổ.
Đây cũng là người làm cách mạng trong ngoại giao khi năm 1756, liên minh với kẻ thù cũ là Pháp, để chống lại Phổ - Anh. Sau khi nhường ngôi cho chồng là Franz I (đế quốc La Mã Thần thánh) thì thực quyền cai quản đất nước vẫn nằm trong tay bà.
Maria Theresia được công nhận là một trong những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất của vương triều Habsburg trong thế kỉ 18.
4. Võ Tắc Thiên (625 AD - 705 AD)
Võ Tắc Thiên tên thật là Võ Chiếu, là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc đã lập ra triều đại của riêng mình - nhà Võ Chu, và cai trị dưới danh hiệu Thánh Thần Hoàng Đế từ 690 - 705.
Sinh ra trong một gia đình giàu có và cao quý, ăn học đến nơi đến chốn. Trải qua rất nhiều thân phận, chức danh khác nhau trong cung, người phụ nữ này chưa bao giờ thôi khao khát quyền lực.
Tham vọng mãnh liệt khiến bà tìm mọi cách để lên đến ngôi vị cao nhất, dù phải đánh đổi nhiều thứ, trong đó có cả tính mạng của con đẻ mình. Công tội của Võ Tắc Thiên đến giờ vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Bà là người có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của Phật giáo ở Trung
Quốc, biến nó thành tôn giáo chính thức, thay thế Đạo giáo. Ngoài ra, các chính sách giảm thuế, tăng sản xuất nông nghiệp cũng được thực thi trong thời gian họ Võ trị vì.
Thêm nữa, bà minh sát, quyết đoán, có tài trị nước, biết dùng người hiền tài, làm đất nước nhìn chung là thanh bình, dân chúng yên ổn làm ăn dù trong cung có nhiều thị phi.
5. Elizabeth I (1533 - 1603)
Elizabeth là con duy nhất của Vua Henry VIII và Anne Boleyn, Nữ hầu tước xứ Prembroke. Mới lên 3, Elizabeth bị tuyên bố là con bất hợp pháp và mất tước hiệu công chúa, cũng không được hưởng tài sản của người mẹ.
Vượt lên trên tất cả, Elizabeth là người đa tài, kiên định và cực kỳ thông minh, ham thích học hỏi vì khao khát hiểu biết. Giống song thân, bà là một người lãng mạn và quyến rũ.
Qua nhiều biến đổi chính trị lúc bấy giờ, Elizabeth lên ngai lúc 25 tuổi. Suốt trong lễ đăng quang năm 1559, Elizabeth được dân chúng chào đón tung hô, họ diễn kịch và đọc thơ tán tụng nhan sắc và trí tuệ của nữ hoàng. Triều đại của bà đã đã cống hiến một giai đoạn ổn định rất quý báu cho nước Anh và là nhân tố chủ chốt giúp hình thành ý thức dân tộc cho người dân Anh.
Trong thi ca cũng như trong hội họa, nữ hoàng được miêu tả như là một nữ thần, không phải một phụ nữ bình thường. Chính vì thế, bà được biết đến với những danh hiệu khác như Nữ hoàng Đồng trinh,
Gloriana, hoặc Good Queen Bess.
6. Victoria (1819 - 1901)
Alexandrina Victoria, là nữ hoàng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ailen từ năm 1837 và là Nữ hoàng Ấn Độ đầu tiên của Đế chế Anh từ năm 1876 cho tới khi bà qua đời.
Sự cai trị của bà với tư cách nữ hoàng kéo dài hơn sự trị vì của bất cứ vị quân chủ Anh nào trước đó. Victoria cai trị trên 400 - 458 triệu người trong suốt triều đại của mình.
Giai đoạn với tâm điểm là thời kì trị vì của bà được biết đến với tên gọi "Thời đại Victoria", một thời kì với những tiến bộ công nghiệp, chính trị và quân sự tại Vương quốc Anh.
Thậm chí, mãi đến sau này, "thời đại Victoria" còn ảnh hưởng đến thái độ bảo thủ tôn giáo, xã hội, thời trang, chính trị ở đất nước bà cũng như tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác.
Eleanor sinh ra trong một gia đình quyền quý, cha là William X - công tước xứ Aquitaine, mẹ là Aenor de Châtellerault. Sau khi cha qua đời, bà chính thức kế vị và thừa hưởng tài sản của cả gia đình khi mới 15 tuổi với tước hiệu Nữ công tước xứ Aquitaine và Bá tước của Poitiers.
Năm 1137, bà thành hoàng hậu Pháp khi kết hôn với vua Louis VII. Bằng tài năng của mình, bà đã biến Aquitaine thành một trong những thành phố tri thức và văn hóa lớn nhất Tây Âu thời Trung cổ. Eleanor cũng là nhân vật chủ chốt phát triển hiệp định thương mại giữa Tây Âu, Constantinople và Thánh Địa.
Sau khi cuộc nổi dậy thành công, con trai ngay lập tức thả mẹ mình. Người phụ nữ nay đã thành góa phụ nhưng sở hữu tài sản khổng lồ với quyền nhiếp chính khi con trai tiến hành cuộc thập tự chinh thứ 3. Tính ra, Eleanor của Aquitaine đã sống thọ hơn tất cả các con của mình, trừ vua John và Eleanor, nữ hoàng của Castile.
2. Hatshepsut (1508? -1458 BC)
Hatshepsut là con gái lớn của vua Thutmose I và Hoàng hậu Ahmose của Pharaon Thutmosis I, cũng là vợ và em gái của Pharaon Thutmosis II thuộc Vương triều thứ 18.
Hatshepsut được đánh giá là một trong những nữ vương quyền lực nhất trong thế giới cổ đại. Bà trị vì lâu hơn bất cứ vị nữ Pharaon nào trong lịch sử. Bà đã tái lập các quan hệ thương mại đã mất trong thời gian chiếm đóng nước ngoài và mang lại sự thịnh vượng lớn cho Ai Cập.
Không những thế, dù nhiều nhà Ai Cập học đã cho rằng chính sách đối ngoại của bà chủ yếu là hoà bình, có bằng chứng cho thấy Hatshepsut đã chỉ huy những chiến dịch quân sự thành công tại Nubia, miền Cận Đông, và Syria trong những năm đầu cầm quyền.
3. Maria Theresa (1717 - 1780)
Maria Theresa Walburga Amaliae Christina là nữ hoàng của Đế quốc La Mã Thần thánh, nữ hoàng của Hungary và công chúa nước Áo.
Bà có tài năng đến nỗi Thánh chế La Mã Charles VI, đã thay đổi một số đạo luật để một phụ nữ như bà có quyền kế vị chứ không phải các anh em trai của bà sau khi ông qua đời.
Kinh tế, văn hóa của Đế quốc Áo phát triển mạnh dưới sự cai trị của nữ hoàng Maria Theresia. Ngoài việc đẩy mạnh giáo dục và chính trị tự do, bà còn bãi bỏ việc thiêu chết phù thủy, việc tra tấn và thiết lập nền giáo dục bắt buộc.
Đây cũng là người làm cách mạng trong ngoại giao khi năm 1756, liên minh với kẻ thù cũ là Pháp, để chống lại Phổ - Anh. Sau khi nhường ngôi cho chồng là Franz I (đế quốc La Mã Thần thánh) thì thực quyền cai quản đất nước vẫn nằm trong tay bà.
Maria Theresia được công nhận là một trong những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất của vương triều Habsburg trong thế kỉ 18.
4. Võ Tắc Thiên (625 AD - 705 AD)
Tham vọng mãnh liệt khiến bà tìm mọi cách để lên đến ngôi vị cao nhất, dù phải đánh đổi nhiều thứ, trong đó có cả tính mạng của con đẻ mình. Công tội của Võ Tắc Thiên đến giờ vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Thêm nữa, bà minh sát, quyết đoán, có tài trị nước, biết dùng người hiền tài, làm đất nước nhìn chung là thanh bình, dân chúng yên ổn làm ăn dù trong cung có nhiều thị phi.
5. Elizabeth I (1533 - 1603)
Vượt lên trên tất cả, Elizabeth là người đa tài, kiên định và cực kỳ thông minh, ham thích học hỏi vì khao khát hiểu biết. Giống song thân, bà là một người lãng mạn và quyến rũ.
Qua nhiều biến đổi chính trị lúc bấy giờ, Elizabeth lên ngai lúc 25 tuổi. Suốt trong lễ đăng quang năm 1559, Elizabeth được dân chúng chào đón tung hô, họ diễn kịch và đọc thơ tán tụng nhan sắc và trí tuệ của nữ hoàng. Triều đại của bà đã đã cống hiến một giai đoạn ổn định rất quý báu cho nước Anh và là nhân tố chủ chốt giúp hình thành ý thức dân tộc cho người dân Anh.
6. Victoria (1819 - 1901)
Alexandrina Victoria, là nữ hoàng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ailen từ năm 1837 và là Nữ hoàng Ấn Độ đầu tiên của Đế chế Anh từ năm 1876 cho tới khi bà qua đời.
Thậm chí, mãi đến sau này, "thời đại Victoria" còn ảnh hưởng đến thái độ bảo thủ tôn giáo, xã hội, thời trang, chính trị ở đất nước bà cũng như tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác.