Nhìn tưởng sữa chua nhưng không phải: Đây là công thức làm nên món ăn khiến bạn bất ngờ!

Huệ Lan - Ảnh: Sohu; Dougo,
Chia sẻ

Chúng ta hãy làm theo từng bước trong công thức và thử xem thành phẩm ấn tượng, thơm ngon lại tốt cho sức khỏe.

Gừng là một loại nguyên liệu gia vị quen thuộc đối với các bà nội trợ Việt. Nó được dùng như loại nguyên liệu thêm vào khi chế biến các món ăn. Gừng rất giàu cineole - một chất giúp hệ thần kinh thư giãn, giảm căng thẳng. Từ đó giúp chúng ta dễ đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng chống lạnh, làm ấm cho cơ thể nhờ vị cay ấm. Mặt khác, gừng còn chứa gingerol - chất chống oxy hóa mạnh mẽ có đặc tính chống viêm, giúp tăng cường hệ miễn dịch một cách tự nhiên.

Trong khi đó, sữa là loại thực phẩm chứa axit amin cần thiết để não sản xuất serotonin và melatonin - các chất kích thích giấc ngủ dài và sâu, giúp điều hòa giấc ngủ rơi vào trạng thái vô cùng ổn định. Sữa cũng là một nguồn cung cấp các khoáng chất thiết yếu, bao gồm: Kali, calci, magne… rất cần thiết để duy trì sức khỏe xương.

Khi kết hợp gừng và sữa, bạn sẽ bất ngờ với thành phẩm món ăn mịn mượt như sữa chua hoặc tàu hũ. Ăn rất ngon lại tốt cho sức khỏe. Vậy thì giờ, chúng ta hãy làm theo từng bước trong công thức và thử xem mọi người có thể làm sữa gừng thành công hay không nhé.

Nguyên liệu làm món sữa gừng

Một củ gừng lớn, 400g sữa tươi, 20g đường.

Cách làm món sữa gừng

Bước 1: Gừng bạn đem rửa sạch. Nếu cẩn thận hơn thì hãy gọt bỏ vỏ. Sau đó bạn dùng dụng cụ nạo gừng thành dạng bột mịn. Hãy chắc chắn là bạn dùng loại dụng cụ có thể khiến gừng nhỏ mịn nhất. Mục đích của việc này là giúp lấy nước ép gừng dễ dàng hơn. Hoặc nếu có máy ép, bạn hãy dùng để ép lấy nước cốt.

Nhìn tưởng sữa chua nhưng không phải: Đây là công thức khiến bạn bất ngờ! - Ảnh 1.

Bước 2: Sau khi đã bào gừng nhỏ mịn, bạn có thể dùng rây và thìa để ép lấy nước gừng (hoặc cũng có thể dùng tay nắm trực tiếp để lấy nước ép). Sau đó bạn lấy vài chiếc bát nhỏ ra, cho 1 hoặc 2 thìa nước ép gừng vào từng bát. Lượng nước ép có thể điều chỉnh theo khẩu vị cá nhân. Bạn không nên cho quá ít lượng nước ép gừng vì nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng đông đặc của món sữa. Còn khi cho nhiều quá thì vị cay của gừng sẽ lấn át. Hãy cho nước ép gừng theo tỉ lệ 1:10. Ví dụ chiếc bát của bạn đựng 100g sữa thì hãy cho vào 10g nước ép gừng.

Nhìn tưởng sữa chua nhưng không phải: Đây là công thức khiến bạn bất ngờ! - Ảnh 2.

Bước 3: Cho sữa tươi và đường vào một nồi. Đun nóng ở mức lửa vừa và khuấy cho tan đường hoàn toàn. Trong quá trình đun, bạn dùng nhiệt kế nấu ăn để đo độ nóng của sữa. Khi nhiệt độ của sữa đạt tới 85℃, bạn có thể tắt bếp. Nếu không có nhiệt kế, bạn có thể tắt bếp khi bọt dày bắt đầu xuất hiện trên bề mặt sữa. Không nên đun sôi sữa. Sau đó, đổ ngay sữa nóng vào bát chứa nước gừng để 2 nguyên liệu hòa quyện hoàn toàn vào nhau.

Nhìn tưởng sữa chua nhưng không phải: Đây là công thức khiến bạn bất ngờ! - Ảnh 3.

Lưu ý: Nếu bạn muốn hương vị đậm đà và tinh khiết thì hãy dùng sữa tươi được vắt trực tiếp hoặc sữa tươi thanh trùng. Với món ăn này thì dùng sữa tươi thanh trùng - sữa tươi được làm lạnh sẽ tốt hơn sữa đóng gói ở nhiệt độ phòng. Về lượng đường, tùy thuộc vào khẩu vị cá nhân. Ở bài viết này chúng tôi dùng 5% đường so với trọng lượng sữa. Nghĩa là, nếu dùng 400g sữa, thì bạn thêm 20g đường.

Nhìn tưởng sữa chua nhưng không phải: Đây là công thức khiến bạn bất ngờ! - Ảnh 4.

Bước 4: Đậy nắp vào từng bát sữa trong khoảng 5 phút. Sau 5 phút sữa sẽ đông lại giống dạng đậu phụ non/tàu hũ. Lúc này, bạn lắc nhẹ bát sẽ cảm nhận rõ sữa trong bát đã đông lại, tức là sữa gừng đã thành công. Sữa gừng có thể dùng khi còn nóng hoặc để lạnh trước khi ăn. Cả hai cách đều rất ngon.

Nhìn tưởng sữa chua nhưng không phải: Đây là công thức khiến bạn bất ngờ! - Ảnh 5.

Thành phẩm món sữa gừng

Món sữa gừng hoàn thành có kết cấu mịn và hương vị độc đáo. Đối với những người tay chân lạnh, mệt mỏi, sau khi ăn món tráng miệng này sẽ cảm thấy thoải mái toàn thân!

Nhìn tưởng sữa chua nhưng không phải: Đây là công thức làm nên món ăn khiến bạn bất ngờ! - Ảnh 6.

Hãy lưu ý những điểm chính:

- Nước ép gừng phải được ép từ những củ gừng tươi/vắt nước tươi.

- Đun sôi sữa đến nhiệt độ 85℃, không được để sôi hoàn toàn. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể khiến quá trình đông tụ diễn ra không suôn sẻ.

Chia sẻ