Nhìn nụ cười của nữ sinh bị cưa chân, có ai nghĩ cô vừa trải qua nỗi đau lớn nhường ấy...

Hương Thu ,
Chia sẻ

Những ngày ở phòng tập vật lý trị liệu, nữ sinh bị cưa chân Hà Vi luôn nở nụ cười hồn nhiên. Vi luôn mong sớm được lắp chân giả để nhanh chóng về quê với mẹ, được đến trường lớp trở lại, và nụ cười của cô gái trẻ như tiếp thêm niềm tin cho những người xung quanh rằng cô sẽ vượt qua nỗi đau này.

nusinhcuachan14
Từ ngày 25/3, Lê Thị Hà Vi (học sinh lớp 10 Trường THPT Y Jút, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk ), nữ sinh bị cưa chân do tắc trách của bác sĩ, đã được chuyển từ Bệnh viện Chợ Rẫy sang Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP HCM.

nusinhcuachan4
Theo kết quả khám và hội chẩn của các bác sĩ, Hà Vi  đã đủ điều kiện để tiến hành lắp chân giả. Tuy nhiên, trước khi lắp chân giả, Vi sẽ được tập luyện vật lý trị liệu, chăm sóc phần mỏm cụt. Khi ổn định, em sẽ được chuyển đến Xưởng Chỉnh hình của bệnh viện lấy mẫu để làm chân giả.

nusinhcuachan2
Gần 1 tuần ở bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, sức khỏe cô nữ sinh tốt dần lên. Mỗi ngày Vi dành ra gần 1 tiếng vào buổi chiểu để cùng cha đến phòng tập vật lý trị liệu.

nusinhcuachan1
Bác sĩ Cù Văn Năm (người chỉ dẫn vị tập luyện) cho biết: "Hiện tại, Vi đang tập mỏm cụt chọ thon gọn lại và tập các cơ toàn thân để bổ trợ cho việc lắp chân giả. Mỗi ngày tập khoảng 1 giờ, dự tính có thể lắp chân giả trong vòng 1 tuần nữa. Cô bé chịu khó tập, hồi phục khá, được cái là tinh thân luôn vui vẻ".

nusinhcuachan3
"Em tập được 5 buổi rồi, những ngày đầu khá đau nhưng giờ quen dần. Tuy nhiên về đêm em hay đau nhức nhất là khi trời lạnh", cô gái 15 tuổi chia sẻ.

nusinhcuachan5
Trong phòng tập, Vi không tỏ ra chán nản bi quan. Cô gái luôn tươi cười, hay pha trò với các bác sĩ, gia đình.

nusinhcuachan6
Anh Lê Văn Long (bố Hà Vi) chia sẻ: "Đêm thì con gái vẫn hay kêu đau, vết thương ở chỗ cưa chân cũng đang lành dành. Được cái tinh thần con bé tốt hơn trước rất nhiều".

nusinhcuachan12
Từ lúc xảy ra tai nạn đến nay, Vi đêm nào cũng phải chịu đau. Cô cho biết chưa đêm nào được ngủ ngủ ngon giấc. Nhiều khi giật mình tỉnh dậy rồi lại khóc nức nở.

nusinhcuachan13
Dù vậy, ở Vi luôn tràn đầy nghị lực vươn lên. Nhìn nụ cười tươi tắn của Vi, không ai nghĩ cô gái nhỏ bé này đã phải trả qua một nỗi đau lớn.

nusinhcuachan7
Sau giờ tập vật lý trị liệu, Vi cũng tập đi với đôi nạng gỗ. Ngày đầu mới tập,Vi khá ngại và phải nhờ ba dìu đi nạng gỗ. Tuy nhiên, giờ cô tự đi được.

nusinhcuachan10
Ở bệnh viện này, nhiều người đều biết hoàn cảnh éo le của cô gái, họ đều động viên em cố gắng lạc quan sống. "Sang bệnh viện này em cũng thấy thoải mái mà lúc ở bên Chợ Rẫy cũng vậy, giờ em phải cố gắng tập luyện để còn kịp lắp chân giả. Em hồi hộp chờ ngày lắp chân lắm", Vi chia sẻ.

nusinhcuachan8
Những lúc thấy không vui lắm, Vị tự một mình đi dạo. "Em thấy vui khi có nhiều người quan tâm mình, tuy nhiên ở trên mạng cũng có nhiều bạn nói lung tung, có người còn đồn nhiều thứ khiến em thấy khó chịu", cô gái bộc bạch.

nusinhcuachan
Thời gian còn lại sau tập luyện, Vi cùng ba nằm nghỉ trong phòng bệnh. Cô và cha cũng được bệnh viện chăm lo chu đáo, dành hẳn một phòng riêng. Hiện tại, chỉ có mình anh Long ở lại chăm sóc con gái, mẹ Vi đã về quê lo việc nhà.

nusinhcuachan12
Hầu như Vi có thể tự làm được mọi việc, tự lo vệ sinh cá nhân, thay băng vết thương...

nusinhcuachan15
Thời gian rảnh, nếu không đi dạo, Vi chủ yếu xem phim, online trên điện thoại hoặc nói chuyện với gia đình, bạn bè. 

nusinhcuachan11
Hỏi về ước mơ, Vi vẫn mong mình sẽ được làm công an.

nusinhcuachan9
Chia sẻ về những dự định sắp tới, Vi chỉ mong được sớm về nhà với mẹ, được trở lại trường lớp. "Em sợ nghỉ lâu quá, mất hết kiến thức thì có khi phải học lại thêm một năm", cô gái nói.
Chia sẻ