Nhịn mẹ chồng? Chắc gì đã êm!
Mới làm dâu, nghe họ hàng "dọa" mẹ chồng ghê gớm, Thủy tâm niệm: "Cứ nhịn đi là êm chuyện". Và để giữ hòa khí gia đình, Thủy đã im lặng trong một thời gian dài.
Thủy (29 tuổi, Hà Nội) ở cùng gia đình chồng, sáng phải dậy sớm để bê phở phụ hàng cho mẹ. Thỉnh thoảng chậm chân chậm tay hoặc tính tiền sai cho khách là Thủy bị mẹ chồng “sạc” đến nơi đến chốn. Lần nào đến cơ quan, Thủy cũng ngáp ngắn ngáp dài. Tối về hơi muộn Thủy cũng bị mẹ chồng càu nhàu vì không có người bưng bê phở. Biết là giải thích lý do cũng không được mẹ chồng thông cảm nên cả năm trời, Thủy cần mẫn làm việc nhà. Đôi khi mẹ chồng chê nhiều, đêm đến Thủy khóc vì tủi thân.
“Chỉ vì muốn gắng sức giúp nhà chồng nên mình cam chịu. Cho đến khi vì quá mệt mỏi, căng thẳng đến nỗi cả năm trời không ‘có tin vui’, mình muốn đề xuất ở riêng, bảo mẹ chồng thuê người làm thì bà không bằng lòng” – Thủy cho biết.
“Chỉ vì muốn gắng sức giúp nhà chồng nên mình cam chịu. Cho đến khi vì quá mệt mỏi, căng thẳng đến nỗi cả năm trời không ‘có tin vui’, mình muốn đề xuất ở riêng, bảo mẹ chồng thuê người làm thì bà không bằng lòng” – Thủy cho biết.
Sợ cảnh lục đục, Thủy cố làm tiếp. “Thôi thì lấy chồng phải theo chồng chứ biết làm sao” – Thủy than thở.
Cũng vì suy nghĩ “một sự nhịn là chín sự lành” với mẹ chồng, Trâm (27 tuổi, Hải Phòng) ngày càng lộ vẻ mệt mỏi.
“Mình bị đau gáy kinh niên, có những khi quay đầu là ứa nước mắt. Thế mà mình vẫn âm thầm làm đủ việc nhà. Có hôm đau quá, cả nhà đang dọn dẹp cỗ giỗ thì mình lén vào phòng nằm nghỉ. Mẹ chồng biết, ca cẩm cho rằng mình trốn việc” - Trâm ấm ức.
Mẹ chồng Trâm biết con dâu bị đau gáy. Nhưng do Trâm ít kêu than, có đau đến phát khóc cũng cố chịu, cặm cụi chu toàn việc nhà. Vì thế, bị mẹ chồng cằn nhằn lúc đau ốm, Trâm tủi thân từ đó đến giờ.
“Nói lại một câu thì mẹ chồng sẽ bảo mình cãi láo, nên thôi, chẳng giải thích gì cho xong” – Trâm cho biết. Trâm nghĩ đơn giản rằng, mình làm tốt thì sẽ được mẹ chồng ghi nhận và đối xử tốt. “Nhưng có vẻ mình đã nhầm vì mẹ chồng không hiểu cho những khó khăn của mình. Trong khi cô em dâu mình làm ít nhưng miệng nói suốt ngày nên được mẹ chồng quý lắm. Đúng là ‘mồm miệng đỡ chân tay’”- Trâm nói.
Trâm tâm sự, cô cũng muốn nhàn thân lại được mẹ chồng cưng nựng nhưng chẳng biết làm thế nào. “Xu nịnh” mẹ chồng, với Trâm, nó cứ giả tạo thế nào. Hơn nữa, vốn dĩ con người cô không phải như thế.
Nhịn không phải cách hay
Quan điểm của hai thế hệ khác nhau khi sống chung sẽ gây bất hòa, nhất là chuyện mẹ chồng – nàng dâu. Nhiều nàng dâu cho rằng cố gắng nhẫn nhịn là cách giữ hòa khí tốt nhất. Thực ra nhịn chỉ là cách tạm thời, để “lùi một bước rồi tiến ba bước”, nhịn lúc này nhưng cần giãi bày lúc khác chứ không phải giữ ấm ức trong lòng. Bởi vì sức chịu đựng có hạn, sẽ đến lúc dồn nén tích tụ lâu có dịp bùng lên. Lúc đó, nguy cơ rạn nứt càng bị khoét sâu hơn.
Ngay từ đầu, con dâu nên có tiếng nói trong nhà, nhưng cần mềm mỏng, không phải nói hỗn. Tốt nhất là cứ thông qua chồng, việc gì to tát thì để chồng ra mặt, tránh chăm chăm bảo vệ ý kiến cá nhân.
Những khó khăn của bản thân thì nên trao đổi với mẹ chồng. Có mắc sơ sót thì cũng nên giải thích rõ ràng để hai bên tránh hiểu nhầm. Đừng mặc định rằng mẹ chồng biết rồi nên không cần phải nói hoặc âm thầm làm việc và mong được mẹ chồng ghi nhận. Những yêu cầu của mẹ chồng nếu thấy vượt sức thì nên nói thẳng lý do, không nên cố làm rồi lại hậm hực sau lưng.
“Mình bị đau gáy kinh niên, có những khi quay đầu là ứa nước mắt. Thế mà mình vẫn âm thầm làm đủ việc nhà. Có hôm đau quá, cả nhà đang dọn dẹp cỗ giỗ thì mình lén vào phòng nằm nghỉ. Mẹ chồng biết, ca cẩm cho rằng mình trốn việc” - Trâm ấm ức.
Mẹ chồng Trâm biết con dâu bị đau gáy. Nhưng do Trâm ít kêu than, có đau đến phát khóc cũng cố chịu, cặm cụi chu toàn việc nhà. Vì thế, bị mẹ chồng cằn nhằn lúc đau ốm, Trâm tủi thân từ đó đến giờ.
“Nói lại một câu thì mẹ chồng sẽ bảo mình cãi láo, nên thôi, chẳng giải thích gì cho xong” – Trâm cho biết. Trâm nghĩ đơn giản rằng, mình làm tốt thì sẽ được mẹ chồng ghi nhận và đối xử tốt. “Nhưng có vẻ mình đã nhầm vì mẹ chồng không hiểu cho những khó khăn của mình. Trong khi cô em dâu mình làm ít nhưng miệng nói suốt ngày nên được mẹ chồng quý lắm. Đúng là ‘mồm miệng đỡ chân tay’”- Trâm nói.
Trâm tâm sự, cô cũng muốn nhàn thân lại được mẹ chồng cưng nựng nhưng chẳng biết làm thế nào. “Xu nịnh” mẹ chồng, với Trâm, nó cứ giả tạo thế nào. Hơn nữa, vốn dĩ con người cô không phải như thế.
Nhịn không phải cách hay
Quan điểm của hai thế hệ khác nhau khi sống chung sẽ gây bất hòa, nhất là chuyện mẹ chồng – nàng dâu. Nhiều nàng dâu cho rằng cố gắng nhẫn nhịn là cách giữ hòa khí tốt nhất. Thực ra nhịn chỉ là cách tạm thời, để “lùi một bước rồi tiến ba bước”, nhịn lúc này nhưng cần giãi bày lúc khác chứ không phải giữ ấm ức trong lòng. Bởi vì sức chịu đựng có hạn, sẽ đến lúc dồn nén tích tụ lâu có dịp bùng lên. Lúc đó, nguy cơ rạn nứt càng bị khoét sâu hơn.
Ngay từ đầu, con dâu nên có tiếng nói trong nhà, nhưng cần mềm mỏng, không phải nói hỗn. Tốt nhất là cứ thông qua chồng, việc gì to tát thì để chồng ra mặt, tránh chăm chăm bảo vệ ý kiến cá nhân.
Những khó khăn của bản thân thì nên trao đổi với mẹ chồng. Có mắc sơ sót thì cũng nên giải thích rõ ràng để hai bên tránh hiểu nhầm. Đừng mặc định rằng mẹ chồng biết rồi nên không cần phải nói hoặc âm thầm làm việc và mong được mẹ chồng ghi nhận. Những yêu cầu của mẹ chồng nếu thấy vượt sức thì nên nói thẳng lý do, không nên cố làm rồi lại hậm hực sau lưng.
Theo Me&be