Nhìn lại những bộ phim Việt hóa từ kịch bản Hàn (P.2)
Những bộ phim Việt hóa từ kịch bản Hàn đã đem lại cho điện ảnh nước nhà món ăn nhiều vị. Nhưng liệu nó có thoát ra khỏi cái bóng quá lớn của phiên bản gốc?
Anh em nhà bác sĩ
Anh em nhà bác sĩ là một trong những bộ phim đầu tiên của Hàn Quốc mở đầu cho làn sóng phim của xứ sở kim chi trên truyền hình Việt Nam. Đây cũng là một trong những bộ phim thành công của điện ảnh Hàn Quốc, để lại nhiều dấu ấn với công chúng Việt. Cũng từ phim này mà những diễn viên như Jang Dong Gun, Lee Young Ae trở thành thần tượng của nhiều khán giả Việt Nam.
Các cảnh trong phim
Dù vậy, khi Việt hóa, bộ phim với sự tham gia của các diễn viên tên tuổi trong nước như: Chi Bảo, Minh Luân, Trang Nhung, Minh Thư... cũng không để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả. Theo giới chuyên môn, đây là bộ phim được Việt hóa tới 80% nhưng khi xem, người ta có cảm giác những yếu tố không thể làm được như nguyên mẫu thì các nhà sản xuất phim Việt lại “Việt hoá” một cách vô lối khiến cho khán giả lắc đầu ngao ngán.
Không thể phủ nhận việc bộ phim đã cố gắng đưa người xem vào bối cảnh hoành tráng như phim Hàn, nhưng chính các nhân vật trong phim lại khiến khán giả nhàm chán bởi diễn xuất không có gì mới như nhiều khán giả nhận xét: “Đây là phim copy chứ đâu có tí gì Việt hóa”.
Có lẽ nào ta yêu nhau
Bộ phim truyền hình nhiều tập này được dựng từ kịch bản Anh em sinh đôi của Hàn Quốc. Nếu như phim gốc là câu chuyện xúc động về cô bé đi tìm người anh song sinh và người cha thất lạc của mình với nhiều tình tiết éo le, cảm động thì tới phiên bản Việt, cốt truyện thiếu kịch tính, mạch phim chậm chạp trôi theo những cảnh quay dài dòng, không điểm nhấn khiến người xem thấy nhàm chán.
Các cảnh trong phim
Không chỉ có vậy, các nhân vật trong phim diễn xuất rời rạc, tính cách thuộc diện "không thể hiểu nổi". Chưa kể, nếu ở phim gốc, khán giả nhận thấy mối quan hệ tình cảm ấm áp giữa các thành viên trong gia đình thì ở phim Việt hóa chỉ thấy sự giàu có, xa hoa, khác xa với đời thực khiến cho khán giả cũng nhanh chóng quay lưng với bộ phim.
Ngôi nhà hạnh phúc
Sự thành công của phiên bản gốc Ngôi nhà hạnh phúc của Hàn Quốc đã gây áp lực không nhỏ cho những nhà làm phim Việt, nhất là những diễn viên đang thành công. Bộ phim bản gốc chính là bệ phóng để Rain hay Song Hye Kyo trở thành ngôi sao hàng đầu tại Châu Á, để lại ấn tượng sâu sắc với khán giả Việt. Cho nên khán giả sẽ không tránh được tâm lý so sánh từ lúc bộ phim này khởi chiếu cho đến khi kết thúc.
Điều đầu tiên không thể phủ nhận là những cố gắng của đoàn làm phim khi cho khán giả chiêm ngưỡng những góc máy đẹp, những cảnh quay lãng mạn. Bộ phim của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng có những cảnh quay trau chuốt và lấy sáng đẹp, nhạc phim hay, tiết tấu nhanh, sôi nổi, lời thoại hài hước và "đời" hơn. Phim còn tránh được những dài dòng, vô lý trong series dài tập. Thế nhưng các diễn viên dường như không thể "lột xác" qua từng vai diễn, không nhập tâm vào nhân vật khiến cho mạch phim đôi lúc rời rạc, thiếu sức sống.
Lối sống sai lầm
Được chuyển thể từ bộ phim cùng tên của Hàn Quốc - một tác phẩm rất thành công, đưa tên tuổi của Han Ga In, Ji Sung… lên thành những diễn viên hàng đầu xứ sở kim chi, Lối Sống Sai Lầm phiên bản Việt khiến nhiều khán giả phải suy ngẫm khi nó đề cập tới những vấn đề đang tồn tại trong cuộc sống hiện đại: cách sống ngày càng táo bạo, vượt khỏi ngưỡng cửa truyền thống của giới trẻ Việt Nam, quan niệm về tình yêu của những cô gái tự quyết định cuộc đời mình.
Bộ phim kể về một cô gái sống cùng người yêu không quan tâm đến dư luận và một phụ nữ luôn luôn nghi ngờ chồng ngoại tình, gia đình tan nát cũng chính vì sự ghen tuông mù quáng ấy. Kịch bản phim Lối sống sai lầm khá hay, chặt chẽ, những mâu thuẫn gay cấn từ âm ỉ đến vỡ òa, sự uất nghẹn, đau khổ, day dứt của nhân vật là điều khán giả cảm nhận được.
Tuy vậy, khi xem Lối sống sai lầm kiểu Việt dưới góc quay của những nghệ sĩ Hàn, khán giả cảm thấy bóng dáng Hàn Quốc quá đậm nét từ những chi tiết nhỏ như bàn ăn kiểu Hàn Quốc (có chân thấp, ngồi bệt xuống nền nhà) đến cách diễn xuất của diễn viên Việt Nam cũng na ná kiểu Hàn. Lời thoại và cách ứng xử trong nhiều tình huống không đúng với tâm lý, thói quen của người Việt.
Gia đình phép thuật
Gia đình phép thuật là bộ phim truyền hình Việt Nam đầu tiên có nội dung mới lạ, hấp dẫn, được đầu tư về trang phục và phần kỹ xảo hoành tráng, đặc biệt là sử dụng máy bay điều khiển trên không cho nhiều cảnh quay.
Phim kể về gia đình ảo thuật của cậu bé Masurri đến thế giới loài người với mong muốn học hỏi được những tình cảm tốt đẹp của con người để mang về cứu thế giới ảo thuật thoát khỏi bàn tay thống trị xấu xa của phái Ma nữ. Tuy nhiên, cũng từ đó, những rắc rối nảy sinh do sự khác biệt lối sống giữa hai thế giới nên tạo ra biết bao tình huống vui nhộn, ly kì.
Nhưng vượt lên trên tất cả là những bài học sâu sắc mang đậm tính nhân văn và những tình cảm tốt đẹp nhất của thế giới con người. Bộ phim mang tính giáo dục gia đình và xã hội, đề cao giá trị của cuộc sống được phản ánh qua từng câu chuyện trong phim và các vai diễn sinh động, cuốn hút.
Có thể nói đây là một bộ phim dành cho thiếu nhi khá thành công, dù Việt hóa từ kịch bản Hàn nhưng người Việt vẫn thấy mình thấp thoáng đâu đó trong những câu chuyện của gia đình Masuri.
Anh và em
Được chuyển thể từ tác phẩm nổi tiếng cùng tên của điện ảnh Hàn Quốc, Anh và em khai thác đề tài quen thuộc: tình yêu, gia đình và những khát vọng tuổi trẻ bằng những câu chuyện chân thật về hành trình khẳng định mình của các bạn trẻ.
Bộ phim được đầu tư khá kỹ lưỡng cả về mặt nội dung, hình ảnh và được thực hiện bởi một ê kip chuyên nghiệp cùng dàn diễn viên nổi tiếng như: Anh Thư, Cao Minh Đạt, Lương Thế Thành, Kim Hiền, Nguyệt Ánh...
Thế nhưng với nhiều khán giả khó tính, bộ phim vẫn còn không ít những hạt sạn. Đề cập đến tình cảm gia đình, bộ phim ít nhiều tạo được sự ấm áp về tình ruột thịt, nhưng do được làm từ phiên bản Hàn Quốc, đạo diễn người Hàn thực hiện nên phim mang nhiều dấu ấn của văn hóa Hàn.
Các tập phim gần như chỉ tập trung quanh các mối quan hệ trong gia đình dẫn đến nhiều tình huống dài dòng. Mọi việc cứ lặp lại đều đặn, liên tục làm chậm tiết tấu phim, gây cảm giác nhàm chán cho người xem. Bên cạnh đó, phần thu tiếng trực tiếp cũng tạo ra phản ứng ngược vì giọng của một số nhân vật không hay.
Anh em nhà bác sĩ là một trong những bộ phim đầu tiên của Hàn Quốc mở đầu cho làn sóng phim của xứ sở kim chi trên truyền hình Việt Nam. Đây cũng là một trong những bộ phim thành công của điện ảnh Hàn Quốc, để lại nhiều dấu ấn với công chúng Việt. Cũng từ phim này mà những diễn viên như Jang Dong Gun, Lee Young Ae trở thành thần tượng của nhiều khán giả Việt Nam.
Các cảnh trong phim
Có lẽ nào ta yêu nhau
Bộ phim truyền hình nhiều tập này được dựng từ kịch bản Anh em sinh đôi của Hàn Quốc. Nếu như phim gốc là câu chuyện xúc động về cô bé đi tìm người anh song sinh và người cha thất lạc của mình với nhiều tình tiết éo le, cảm động thì tới phiên bản Việt, cốt truyện thiếu kịch tính, mạch phim chậm chạp trôi theo những cảnh quay dài dòng, không điểm nhấn khiến người xem thấy nhàm chán.
Các cảnh trong phim
Ngôi nhà hạnh phúc
Sự thành công của phiên bản gốc Ngôi nhà hạnh phúc của Hàn Quốc đã gây áp lực không nhỏ cho những nhà làm phim Việt, nhất là những diễn viên đang thành công. Bộ phim bản gốc chính là bệ phóng để Rain hay Song Hye Kyo trở thành ngôi sao hàng đầu tại Châu Á, để lại ấn tượng sâu sắc với khán giả Việt. Cho nên khán giả sẽ không tránh được tâm lý so sánh từ lúc bộ phim này khởi chiếu cho đến khi kết thúc.
Điều đầu tiên không thể phủ nhận là những cố gắng của đoàn làm phim khi cho khán giả chiêm ngưỡng những góc máy đẹp, những cảnh quay lãng mạn. Bộ phim của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng có những cảnh quay trau chuốt và lấy sáng đẹp, nhạc phim hay, tiết tấu nhanh, sôi nổi, lời thoại hài hước và "đời" hơn. Phim còn tránh được những dài dòng, vô lý trong series dài tập. Thế nhưng các diễn viên dường như không thể "lột xác" qua từng vai diễn, không nhập tâm vào nhân vật khiến cho mạch phim đôi lúc rời rạc, thiếu sức sống.
Lối sống sai lầm
Được chuyển thể từ bộ phim cùng tên của Hàn Quốc - một tác phẩm rất thành công, đưa tên tuổi của Han Ga In, Ji Sung… lên thành những diễn viên hàng đầu xứ sở kim chi, Lối Sống Sai Lầm phiên bản Việt khiến nhiều khán giả phải suy ngẫm khi nó đề cập tới những vấn đề đang tồn tại trong cuộc sống hiện đại: cách sống ngày càng táo bạo, vượt khỏi ngưỡng cửa truyền thống của giới trẻ Việt Nam, quan niệm về tình yêu của những cô gái tự quyết định cuộc đời mình.
Tuy vậy, khi xem Lối sống sai lầm kiểu Việt dưới góc quay của những nghệ sĩ Hàn, khán giả cảm thấy bóng dáng Hàn Quốc quá đậm nét từ những chi tiết nhỏ như bàn ăn kiểu Hàn Quốc (có chân thấp, ngồi bệt xuống nền nhà) đến cách diễn xuất của diễn viên Việt Nam cũng na ná kiểu Hàn. Lời thoại và cách ứng xử trong nhiều tình huống không đúng với tâm lý, thói quen của người Việt.
Gia đình phép thuật
Gia đình phép thuật là bộ phim truyền hình Việt Nam đầu tiên có nội dung mới lạ, hấp dẫn, được đầu tư về trang phục và phần kỹ xảo hoành tráng, đặc biệt là sử dụng máy bay điều khiển trên không cho nhiều cảnh quay.
Nhưng vượt lên trên tất cả là những bài học sâu sắc mang đậm tính nhân văn và những tình cảm tốt đẹp nhất của thế giới con người. Bộ phim mang tính giáo dục gia đình và xã hội, đề cao giá trị của cuộc sống được phản ánh qua từng câu chuyện trong phim và các vai diễn sinh động, cuốn hút.
Có thể nói đây là một bộ phim dành cho thiếu nhi khá thành công, dù Việt hóa từ kịch bản Hàn nhưng người Việt vẫn thấy mình thấp thoáng đâu đó trong những câu chuyện của gia đình Masuri.
Anh và em
Được chuyển thể từ tác phẩm nổi tiếng cùng tên của điện ảnh Hàn Quốc, Anh và em khai thác đề tài quen thuộc: tình yêu, gia đình và những khát vọng tuổi trẻ bằng những câu chuyện chân thật về hành trình khẳng định mình của các bạn trẻ.
Thế nhưng với nhiều khán giả khó tính, bộ phim vẫn còn không ít những hạt sạn. Đề cập đến tình cảm gia đình, bộ phim ít nhiều tạo được sự ấm áp về tình ruột thịt, nhưng do được làm từ phiên bản Hàn Quốc, đạo diễn người Hàn thực hiện nên phim mang nhiều dấu ấn của văn hóa Hàn.
Các tập phim gần như chỉ tập trung quanh các mối quan hệ trong gia đình dẫn đến nhiều tình huống dài dòng. Mọi việc cứ lặp lại đều đặn, liên tục làm chậm tiết tấu phim, gây cảm giác nhàm chán cho người xem. Bên cạnh đó, phần thu tiếng trực tiếp cũng tạo ra phản ứng ngược vì giọng của một số nhân vật không hay.