Nhìn lại năm 2024 luôn chật vật, tôi nhận ra 11 sai lầm khiến "tiền không đẻ ra tiền"

Nguyệt,
Chia sẻ

Tôi nhận ra, việc học hỏi từ những sai lầm có thể tạo tiền đề cho một tương lai tài chính tươi sáng hơn.

Nếu bạn đang ở độ tuổi từ 20 đến đầu 30 và cảm thấy như mình đang chìm trong những sai lầm về tài chính, bạn không đơn độc. Nhiều người trong chúng ta đã từng ở trong hoàn cảnh đó, vật lộn để kiếm sống, lờ đi các khoản nợ hoặc cố gắng duy trì hình ảnh về cuộc sống dư dả trên các trang mạng xã hội. 

Nhưng sự thật là, việc học hỏi từ những sai lầm có thể tạo tiền đề cho một tương lai tài chính tươi sáng hơn. Cho dù bạn đang căng thẳng vì những khoản nợ ngày càng tăng hay không chắc chắn về việc lập kế hoạch chi tiêu cho mình, tôi sẽ chia sẻ những sai lầm mà tôi đã mắc phải. Hy vọng nó có thể giúp bạn nhìn nhận các vấn đề của mình theo một góc nhìn khác.

1. Lờ đi các khoản nợ

Nợ không bao giờ biến mất một cách kỳ diệu. Nếu bạn đã vay nợ từ bạn bè hoặc thẻ tín dụng, bạn đã quen với chu kỳ vừa nhận lương đã phải suy nghĩ đến trả nợ một cách vô tận. Một bài học mà tôi học được là hãy chú ý đến lãi suất của các khoản nợ, đồng thời thương lượng để giảm lãi suất vay nợ bất cứ khi nào có thể. Mỗi lần tìm được cách giảm bớt lãi suất về khoản nợ đều sẽ có lợi ích về lâu dài.

2. Sử dụng thẻ tín dụng sai mục đích

Mặc dù thẻ tín dụng mang lại nhiều lợi ích, nhưng tôi chưa bao giờ sử dụng chúng một cách hiệu quả. Thay vào đó, tôi dựa vào chúng vì tôi không có đủ tiền để chi tiêu, dẫn đến nợ tiêu dùng cao. Việc bỏ qua thực tế tài chính của mình, dễ dàng mượn nợ từ thẻ tín dụng để chi tiêu mà không có kế hoạch đã khiến tôi rơi vào hố sâu của nợ nần.

3. Không xây dựng quỹ khẩn cấp

Tình huống khẩn cấp là không thể tránh khỏi. Nếu không có quỹ khẩn cấp thì lúc cần dùng tiền gấp, tôi sẽ phải dựa vào thẻ tín dụng hoặc các khoản vay với lãi suất cao khác. Cũng vì thế, tôi đã bắt đầu tiết kiệm những khoản tiền nhỏ cho quỹ khẩn cấp một cách nhất quán và đều đặn, từ đó có thêm một khoản cho những tiêu chi bất ngờ ập đến.

Nhìn lại năm 2024 luôn chật vật, tôi nhận ra 11 sai lầm khiến

Ảnh minh họa

4. Không có hiểu biết về tài chính

Trong một thời gian dài, tôi nghĩ rằng kiến thức tài chính chỉ là thứ mà triệu phú mới cần. Nhưng qua thời gian, tôi nhận ra ngay cả những người giàu nhất hay người làm giàu từ hai bàn tay trắng cũng phải bắt đầu từ đâu đó. Hiểu về cách tiền hoạt động và khiến nó hoạt động cho bạn là chìa khóa để phá vỡ chu kỳ sống dựa vào tiền lương và lo lắng tài chính trong tương lai.

5. Không có kế hoạch chi tiêu

Tôi thường cho rằng việc lập kế hoạch chi tiêu là đơn điệu và không cần thiết. Tệ hơn nữa, tôi thường cố gắng lập kế hoạch chi tiêu sau khi đã tiêu hết sạch tiền, điều này đã phá hỏng mục đích của bảng kế hoạch này. Việc lập kế hoạch chi tiêu phải được thực hiện một cách chủ động, bằng cách phân bổ thu nhập của bạn cho các hạng mục tiêu dùng và bắt bản thân phải tuân theo kế hoạch. Điều này giúp ngăn ngừa sự lo lắng về tài chính và tình trạng thiếu hụt tiền vào cuối tháng.

6. Sống quá hào phóng

Tôi thường tự hỏi tiền của mình đã đi đâu hết rồi vào cuối tháng. Tôi không phung phí tiền bạc vào những món đồ xa xỉ nhưng lại chi tiêu bừa bãi vào những dịch vụ không cần thiết. Hoặc đôi khi do "tư duy khan khiếm" khiến tôi nghĩ rằng mình phải sử dụng tiền thừa ngay lập tức vào việc mua sắm món đồ không cần thiết. Việc chi tiêu quá hào phòng với ví tiền của mình sẽ khiến bạn giống tôi - luôn hối hận vì đã tiêu hết tiền và không còn một đồng tiết kiệm trong năm qua.

7. Sống vượt quá khả năng của mình

Các trang mạng xã hội và internet có thể khiến chúng ta cảm thấy cần phải đắm chìm vào việc chăm sóc bản thân bằng những món đồ hoặc dịch vụ xa xỉ. Mặc dù không có gì sai khi ưu tiên sức khỏe tinh thần và thể chất, nhưng điều cần thiết là phải biết giới hạn của mình. 

Thay vì chi trả cho những nhu cầu thiết yếu, điều này dẫn đến việc tôi luôn phải vật lộn với tiền lương ít ỏi hàng tháng, từ đó khiến tình hình tài chính và cuộc sống của tôi ngày càng căng thẳng hơn.

8. Chi quá nhiều tiền cho việc ăn ngoài

Khi còn là sinh viên, tôi không đủ khả năng để ăn ngoài thường xuyên. Nhưng khi đã đi làm và có một khoản thu nhập hàng tháng, tôi đã chi tiêu quá nhiều cho khoản chi này. Bảng sao kê từ ngân hàng hàng tháng của tôi sớm phản ánh thói quen này. Thay vì bỏ qua hoàn toàn các buổi tụ tập xã hội, tôi thấy rằng việc tổ chức các buổi tối nấu ăn tại nhà có thể là một giải pháp thay thế thú vị và tiết kiệm chi phí hơn.

Nhìn lại năm 2024 luôn chật vật, tôi nhận ra 11 sai lầm khiến

Ảnh minh họa

9. Không học về đầu tư 

Tiết kiệm tiền là bước đầu tiên, nhưng việc việc kiếm thêm từ số tiền bạn đang có cũng quan trọng không kém. Những ngày đầu mới tìm hiểu về đầu tư có thể khiến bạn cảm thấy sợ hãi, nhưng đó là một phần thiết yếu của kiến thức tài chính. Nếu không có nó, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội tích lũy của cải theo thời gian.

10. Không yêu cầu tăng lương

Lạm phát tăng, nhưng lương không phải lúc nào cũng theo kịp. Nếu bạn làm việc chăm chỉ và đóng góp đáng kể cho công ty, đừng ngần ngại yêu cầu tăng lương. Và nếu cấp trên nói lời từ chối thì có thể đã đến lúc, bạn cần tìm kiếm cơ hội tốt hơn ở nơi khác.

11. Không cắt giảm chi phí nhà ở

Khi tôi nhận được mức lương cao đầu tiên, tôi đã phạm sai lầm khi thuê một căn nhà lớn hơn mức tôi cần. Mặc dù sống trong căn nhà này đem lại cho tôi nhiều quyền lợi, nhưng nó cũng làm cạn kiệt tài chính của tôi. Bây giờ, tôi thấy nhận thấy việc tiết kiệm chi phí cho nhà ở, chấp nhận ở ghép là một cách thông minh để tiết kiệm tiền mà không phải hy sinh quá nhiều cho sự thoải mái của cá nhân.

Nhìn lại năm 2024 luôn chật vật, tôi nhận ra 11 sai lầm khiến

Ảnh minh họa

Dưới đây là những điểm cần mà tôi khuyên bạn nên lưu ý để tránh những sai lầm không cần thiết vào năm 2025:

- Biết thu nhập của bạn: Theo dõi tiền lương hàng tháng của bạn để tránh chi tiêu quá mức.

  - Xử lý nợ một cách chiến lược: Tập trung vào việc giảm lãi suất của các khoản vay và thanh toán nợ đều đặn.

-  Sử dụng thẻ tín dụng một cách khôn ngoan: Chỉ chi tiêu bằng thẻ tín dụng với số tiền mà bạn có thể thanh toán hàng tháng.

- Xây dựng quỹ khẩn cấp: Tiết kiệm số tiền nhỏ thường xuyên để chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ.

- Đầu tư vào kiến thức tài chính: Tìm hiểu kiến thức về tài chính và làm sao để tiền sinh lời từ đầu tư.

- Tuân thủ kế hoạch chi tiêu: Phân bổ tiền lương vào các khoản chi và đảm bảo bạn tuân thủ đúng kế hoạch đã đặt ra.

- Hãy chú ý đến chi tiêu của bạn: Tránh xa những khoản chi tiêu không cần thiết và hãy tiêu tiền một cách khôn ngoan.

Theo Medium

Chia sẻ