Nhiều cha mẹ tốn cả triệu bạc cho con đi học thêm mỗi tháng nhưng điểm vẫn "đội sổ": Lý do từ đây mà ra!

Thanh Hương,
Chia sẻ

Có nhiều yếu tố khiến việc học của trẻ mãi không cải thiện.

Nhiều phụ huynh tốn cả triệu bạc cho con đi học thêm mỗi tháng, với mong muốn điểm số trên lớp của con được cải thiện, con có thể thi vào những trường danh tiếng,... Tuy nhiên hiệu quả không phải lúc nào cũng như mong đợi. Có những đứa trẻ học nữa, học mãi mà điểm số vẫn thấp lẹt đẹt. Vì sao lại như vậy?

Thực tế, có 4 nguyên lý do như sau:

1. Đi học thêm do phụ huynh ép buộc

Một số đứa trẻ thực sự không muốn đi học thêm nhưng vì bị bố mẹ bắt ép nên phải đi. Chính vì vậy trẻ luôn đi học với tâm trạng mệt mỏi, chán chường, trở nên thụ động, lười biếng, thay vì chủ động lắng nghe thầy cô giảng kiến thức.

Một số em thậm chí còn lăn ra ngủ trong lớp, đến khi hết giờ thì mới thức dậy, thu dọn sách vở ra về. Với thái độ học như vậy, lẽ dĩ nhiên trẻ không gặt hái thêm được kiến thức nào, lại còn nảy sinh thêm sự mệt mỏi và càng ảnh hưởng đến thành tích, điểm số trên lớp.

Nhiều cha mẹ tốn cả triệu bạc cho con đi học thêm mỗi tháng nhưng điểm vẫn "đội sổ": Lý do từ đây mà ra!- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

2. Không giữ được sự tập trung xuyên suốt buổi học

Cũng có một số em tự nguyện đi học thêm, nhưng khi học lại không thể giữ được sự tập trung suốt buổi. Kiểu học sinh này có thể dễ dàng bắt gặp ở nhiều lớp học thêm. Ban đầu, các em còn ngồi viết bài chăm chỉ, nhưng đến khoảng giữa buổi là bắt đầu chán, ngồi viết lách, vẽ vời hoặc quay qua buôn chuyện với các bạn.

Vấn đề lớn nhất của những đứa trẻ này chính là sự tập trung, một khi không được cải thiện thì dù có tham gia hàng chục lớp thêm, hiệu quả nhận về cũng bằng 0.

3. Nền tảng học tập yếu

Kết quả học tập của trẻ yếu kém có nhiều nguyên nhân, không phải tất cả những em có kết quả kém đều phù hợp để đi học thêm.

Một số trẻ khi học ở trường đã không nắm vững kiến thức cơ bản, dẫn đến việc hiểu không đủ sâu và rõ ràng về một số kiến thức. Mà tiến độ giảng dạy ở lớp học thêm lại tương đối nhanh, nên những trẻ có nền tảng yếu có thể chưa kịp hiểu bài cũ đã phải tiếp tục học bài mới.

Hơn nữa, những trẻ này mỗi khi gặp kiến thức không hiểu lại không thích hỏi giáo viên để nhờ giải đáp thắc mắc, điều này dẫn đến việc các vấn đề tích tụ ngày càng nhiều. Vậy nên, trong tình huống này, dù giáo viên của lớp dạy thêm có giỏi đến đâu cũng không thể giúp ích được gì.

Vậy nên khi đăng ký cho con học thêm một lớp nào đó thì tốt nhất cha mẹ nên hỏi phía trung tâm, giáo viên dạy thêm xem có một buổi dạy thử nào không để kiểm tra nền tảng kiến thức của con em mình, từ đó chọn được lớp học phù hợp.

4. Phương pháp giảng dạy của một số giáo viên có vấn đề

Một số giáo viên, để tăng thu nhập, cũng bắt đầu mở lớp dạy thêm. Trong số này, có giáo viên để học sinh có thể đến lớp dạy thêm của mình, đã giảng dạy kiến thức trên lớp một cách sơ sài, chỉ giải thích qua loa và để dành nhiều chi tiết để dạy trong lớp học thêm.

Có những học sinh vốn đã có nền tảng rất yếu, cộng thêm việc giáo viên giảng bài trên lớp không chi tiết, khiến cho các em bị mất nhiều kiến thức. Tuy nhiên, chỉ dựa vào các khóa học ở lớp học thêm, không thể bù đắp được những kiến thức bị bỏ sót. Và một số học sinh vì bị mất quá nhiều kiến thức mà không thể theo kịp, việc cố gắng đuổi theo trở nên rất mệt mỏi, thêm vào đó lại không đạt được kết quả gì, nên dần dần các em bắt đầu chọn cách bỏ cuộc.

Vậy nên trong tình huống này, việc học thêm càng làm cho kết quả học tập của trẻ ngày càng tệ hơn.

Thực ra, việc cải thiện thành tích học tập của trẻ chủ yếu đến từ việc giảng dạy của giáo viên ở trường chứ không phải từ lớp học thêm. Cha mẹ cần dựa trên tình hình thực tế của con để quyết định có nên cho con học lớp học thê hay không, chứ không nên chạy theo xu hướng một cách mù quáng.

Nếu một số trẻ có nền tảng quá yếu, trước tiên cần nâng cao nền tảng của các em. Sau khi nền tảng đã vững vàng, cha mẹ mới nên cho con đăng ký học thêm, chỉ có như vậy thì trẻ mới có thể cải thiện được kết quả học tập qua việc học ở lớp phụ đạo.

Tất nhiên, ngoài yếu tố này, còn một yếu tố quan trọng nhất đó là trẻ có muốn đi học lớp phụ đạo hay không. Nếu trẻ không muốn học, cha mẹ không nên ép buộc, bởi vì người đi học là con, không phải cha mẹ. Việc ép buộc chỉ khiến trẻ mất hứng thú với việc học thêm, dẫn đến hiệu quả học tập không cao, từ đó làm cho thành tích không những không cải thiện mà còn giảm sút.


Chia sẻ