Nhiều bà mẹ quý “vòng một” hơn con
Theo kết quả điều tra, chỉ ½ trẻ được cho bú sữa mẹ trong vòng nửa giờ đầu sau sinh. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này do quan niệm cho con bú sẽ xấu ngực…
Theo kết quả điều tra trên gần 7.000 trẻ em dưới hai tuổi tại 10 tỉnh, TP vào năm 2009 do Viện Dinh dưỡng quốc gia tiến hành: Chỉ ½ trẻ được cho bú sữa mẹ trong vòng nửa giờ đầu sau sinh. Việc thực hiện các bước nuôi con bằng sữa mẹ ở nông thôn luôn chiếm tỉ lệ cao hơn ở thành thị. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này do sự sẵn có của sữa bột, do quan niệm cho con bú sẽ xấu ngực…
Trước khi sinh con đầu lòng, chị Thu (Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) đã bị mọi người “dọa” là vòng một sẽ chảy xệ, nhăn nheo, xấu đi rất nhiều so với thời con gái vì cho con bú. Vì thế, hôm chuyển dạ dù đau méo mặt nhưng chị vẫn không quên nhắc chồng mang theo hộp sữa bột để cho con uống.
Chị Hoài ở Long Biên, Hà Nội luôn tự hào bởi có vòng một căng tròn dù đã trải qua một lần sinh nở. Đến lần sinh thứ hai, chị tiếp tục áp dụng “cai” không cho con bú dù chỉ một giọt sữa. Thế nhưng, lần này chị đã gặp không ít phiền toái bởi đứa bé háu ăn, chờ pha sữa mà cứ khóc ầm ĩ. Dù con khóc ngằn ngặt và mẹ chồng ca thán nhưng chị vẫn nhất quyết không chịu… cho con bú!
Trước khi sinh con đầu lòng, chị Thu (Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) đã bị mọi người “dọa” là vòng một sẽ chảy xệ, nhăn nheo, xấu đi rất nhiều so với thời con gái vì cho con bú. Vì thế, hôm chuyển dạ dù đau méo mặt nhưng chị vẫn không quên nhắc chồng mang theo hộp sữa bột để cho con uống.
Chị Hoài ở Long Biên, Hà Nội luôn tự hào bởi có vòng một căng tròn dù đã trải qua một lần sinh nở. Đến lần sinh thứ hai, chị tiếp tục áp dụng “cai” không cho con bú dù chỉ một giọt sữa. Thế nhưng, lần này chị đã gặp không ít phiền toái bởi đứa bé háu ăn, chờ pha sữa mà cứ khóc ầm ĩ. Dù con khóc ngằn ngặt và mẹ chồng ca thán nhưng chị vẫn nhất quyết không chịu… cho con bú!
Bà Nemat Hajeebhoy, Giám đốc tổ chức Alive&Thirive (Nuôi dưỡng và Phát triển) tại Việt Nam cho biết, quan niệm không cho con bú để có ngực đẹp là một cách nghĩ hoàn toàn sai lầm! Việc cho con bú sữa mẹ có rất nhiều lợi ích. Khi bà mẹ cho con bú, cơ thể sẽ giải phóng ra Oxytoxin (một loại hoóc-môn của tình yêu thương), giúp gắn kết tình mẫu tử; giảm rủi ro bị ung thư buồng trứng và ung thư vú giai đoạn tiền mãn kinh, ngừa bệnh loãng xương. Hơn nữa, cho con bú cũng giúp giảm đi những cân dư thừa mà người mẹ đã tăng lên trong suốt thời kỳ mang thai; giảm rủi ro bệnh đái tháo đường, bệnh bạch cầu ở trẻ em...
Bà Nemat Hajeebhoy lý giải, trong hai ngày đầu lượng sữa mà bé cần rất ít, trẻ bú sữa non của mẹ cũng đủ. Sữa mẹ là loại vắc-xin quý giá, “Nếu có một loại vắc- xin mới mà có thể giúp phòng tránh tử vong cho một triệu đứa trẻ hoặc hơn thế và lại có chi phí rẻ, an toàn, dùng qua đường uống trực tiếp và không cần bảo quản lạnh… Nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm được tất cả những điều này và còn nhiều hơn thế”.
Tuy nhiên, nguồn vắc xin quý này hiện đang bị bỏ phí khi số bà mẹ vắt bỏ sữa non chiếm đến 30%; số phụ nữ cho con ăn, uống các chất lỏng khác ngoài sữa mẹ trong ba ngày đầu chiếm gần 60%.
Để thực hiện thành công kế hoạch “Hành động vì sự sống còn của trẻ em” với mục tiêu 50% trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu, theo ông Nguyễn Bá Thủy, Thứ trưởng Bộ Y tế: Cần đào tạo cán bộ y tế tại các cơ sở có dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em để có thể giúp đỡ các bà mẹ cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ sau khi sinh; hướng dẫn cho trẻ bú đúng cách và duy trì nguồn sữa mẹ…
Tuy nhiên, nguồn vắc xin quý này hiện đang bị bỏ phí khi số bà mẹ vắt bỏ sữa non chiếm đến 30%; số phụ nữ cho con ăn, uống các chất lỏng khác ngoài sữa mẹ trong ba ngày đầu chiếm gần 60%.
Để thực hiện thành công kế hoạch “Hành động vì sự sống còn của trẻ em” với mục tiêu 50% trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu, theo ông Nguyễn Bá Thủy, Thứ trưởng Bộ Y tế: Cần đào tạo cán bộ y tế tại các cơ sở có dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em để có thể giúp đỡ các bà mẹ cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ sau khi sinh; hướng dẫn cho trẻ bú đúng cách và duy trì nguồn sữa mẹ…
Theo PL&XH