Nhiếp ảnh gia 9X và những bức hình "biết nói" từ toa tàu và những sân ga
Một người mẹ dặn dò con mình tại cửa xuất phát, giọt nước mắt chia tay, giấc ngủ vất vưởng ở dọc lối đi… là những khuôn hình sống động trong bộ ảnh sân bay và ga tàu của Phạm Vũ Hoàng Giang.
Phạm Vũ Hoàng Giang (Giang Phạm) Sinh năm 1991 Nhiếp ảnh gia tự do Giải
thưởng đã đạt được: Bộ ảnh “Vì trẻ em” chiến dịch Mùa hè xanh 2011;
Giải thưởng trẻ của FIAP năm 2012 với tác phẩm “Mưa Sài Gòn”; Vào vòng
chung kết cuộc thi ảnh về giáo dục của UNESCO năm 2014, Giải 3 cuộc thi
“Câu chuyện sân ga” do Trung tâm UNESCO Văn hóa Giáo dục và Đào tạo
(UNESCO-CEP) tổ chức năm 2014; Ảnh bộ xuất sắc nhất cuộc thi E-Photo năm
2012 với chủ đề “Hẻm Sài Gòn”. |
Phạm Vũ Hoàng Giang là một cái tên quen thuộc của nhiều chương trình tình nguyện dành cho sinh viên khu vực phía Nam và các chương trình giao lưu quốc tế. Tốt nghiệp đại học ngành Quan hệ quốc tế nhưng Giang lại chọn trở thành một nhiếp ảnh gia tự do vì niềm đam mê chụp ảnh và thích xê dịch. Giang từng tham gia và đoạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi nhiếp ảnh trong nước. Gần đây nhất, loạt ảnh về sân bay và ga tàu của Giang đã liên tiếp gặt hái nhiều thành công: giải 3 cuộc thi “Câu chuyện sân ga” với bộ ảnh “Những cảm xúc sân bay” do Trung tâm UNESCO Văn hóa Giáo dục và Đào tạo (UNESCO-CEP) tổ chức, những bức ảnh về giấc ngủ trên tàu trong bộ ảnh “Sân bay đợi chờ” của Giang đã được chọn để tham dự triễn lãm “Life Style of ASEAN” do Trung tâm ASEAN Hàn Quốc tổ chức.
Chia sẻ về hai bộ ảnh vừa đoạt giải, Giang cho biết mình đã thực hiện hai bộ ảnh trong suốt 3 năm từ năm 2011 đến năm 2014. Năm 2014, Giang thực hiện hẳn một hành trình xuyên Việt từ Nam ra Bắc chỉ để chụp cảnh sinh hoạt trên tàu lửa.
“Tôi vốn yêu thích tàu lửa từ thưở bé vì trường tôi học gần đường ray xe lửa. Vì thích đi tàu nên khi đến Myanmar, Thái Lan, Indonesia tôi cũng đi tàu để so sánh sự khác biệt với tàu ở Việt Nam. Đi tàu ở Hàn Quốc, Nhật Bản hay ở Indonesia tôi có cảm giác buồn vì hành khách trên tàu thường rất lặng lẽ, họ ngủ, đọc sách, nghe nhạc hay cắm mặt vào smartphone chứ ít khi chuyện trò. Dù tàu ở Việt Nam cũ kỹ và lỗi thời hơn rất nhiều so với thế giới, nhưng trong không gian tàu lửa, tôi thấy người Việt Nam mình tình cảm hơn, mọi người có vẻ gần gũi nhau hơn”.
“Trên chuyến tàu Bắc Nam, ở mỗi một ga tàu, có người lên kẻ xuống, khiến hành trình của tôi trở nên vô cùng thú vị. Ở mỗi đoạn đường tương ứng giữa hai ga tàu, tôi sẽ được trò chuyện với những người bạn khác nhau, làm đủ các ngành nghề, ở khắp các miền đất nước. Tôi được nghe những giọng nói khác nhau, được nói những câu chuyện, chủ đề khác nhau và cũng học được nhiều bài học cuộc sống ở đó. Tàu ở Việt Nam cũng thường đi chậm, người ta có thể thong thả ngắm cảnh và trò chuyện vãn suốt chuyến đi. Đó là những đặc trưng ở tàu lửa Việt Nam khó thể tìm thấy ở các nước khác trên thế giới”.
Bộ ảnh “Sân ga đợi chờ”
Đi tàu ở Việt Nam thường hay phải chờ đợi, nhất là ở những sân ga.
Ở những ga tàu, một bà cụ ra mua vé tàu lỡ có đi sai giờ thì có thể tranh thủ chợp mắt chờ nhân viên bán vé xong giấc nghỉ trưa.
Những người sắp đi tàu, trong khi chờ tàu chạy thì tranh thủ xem tivi giải trí
... nếu lỡ đói thì mua tạm ổ bánh mì ăn ngoài sân ga.
Ngoài sân ga, mấy người bán tạp hóa thì mòn mỏi chờ tàu đến để có khách ghé vào mua hàng.
Tàu ghé sân ga, khách xuống rồi lên tàu, lỡ có quên đồ gì thì sốt ruột chờ người thân mang đến, trước khi tàu chạy còn nhìn ra ngoài cửa, đợi tàu đi khuất bóng người thân mới chịu ngồi vào chỗ yên ổn.
Em bé đi tàu thì tranh thủ tàu đứng yên thì được bố cho ăn cơm, bố phải chờ vì tàu đứng yên thì em mới chịu ăn.
Ở cửa lên, người nhân viên tàu đứng chờ khách lên hết mới báo hiệu cho tàu đi. Tàu từ từ chuyển bánh, chỉ còn mấy người đưa tiễn cứ đứng ở sân ga nhìn tàu đi xa dần.
Tàu cứ đi, từ sáng đến đêm, cho đến khi mấy người không còn chỗ ngủ phải ngả lưng ở lối ra vào chờ trời sáng.
Hai bức ảnh của Giang được chọn tham dự triển lãm “Life Style of ASEAN” do Trung tâm ASEAN Hàn Quốc tổ chức. “Đi tàu lửa, đặc biệt là trên chiếc ghế ngồi cứng, là một trong những cách tốt nhất để hiểu người Việt. Đó là nơi tốt nhất bạn có thể gặp gỡ, trò chuyện, quan sát và hiểu con người Việt”
Ở những ga tàu, một bà cụ ra mua vé tàu lỡ có đi sai giờ thì có thể tranh thủ chợp mắt chờ nhân viên bán vé xong giấc nghỉ trưa.
Những người sắp đi tàu, trong khi chờ tàu chạy thì tranh thủ xem tivi giải trí
... nếu lỡ đói thì mua tạm ổ bánh mì ăn ngoài sân ga.
Ngoài sân ga, mấy người bán tạp hóa thì mòn mỏi chờ tàu đến để có khách ghé vào mua hàng.
Tàu ghé sân ga, khách xuống rồi lên tàu, lỡ có quên đồ gì thì sốt ruột chờ người thân mang đến, trước khi tàu chạy còn nhìn ra ngoài cửa, đợi tàu đi khuất bóng người thân mới chịu ngồi vào chỗ yên ổn.
Em bé đi tàu thì tranh thủ tàu đứng yên thì được bố cho ăn cơm, bố phải chờ vì tàu đứng yên thì em mới chịu ăn.
Ở cửa lên, người nhân viên tàu đứng chờ khách lên hết mới báo hiệu cho tàu đi. Tàu từ từ chuyển bánh, chỉ còn mấy người đưa tiễn cứ đứng ở sân ga nhìn tàu đi xa dần.
Tàu cứ đi, từ sáng đến đêm, cho đến khi mấy người không còn chỗ ngủ phải ngả lưng ở lối ra vào chờ trời sáng.
Hai bức ảnh của Giang được chọn tham dự triển lãm “Life Style of ASEAN” do Trung tâm ASEAN Hàn Quốc tổ chức. “Đi tàu lửa, đặc biệt là trên chiếc ghế ngồi cứng, là một trong những cách tốt nhất để hiểu người Việt. Đó là nơi tốt nhất bạn có thể gặp gỡ, trò chuyện, quan sát và hiểu con người Việt”
Bộ ảnh “Những cảm xúc sân bay” – Giải 3 cuộc thi “Câu chuyện sân ga” do UNESCO-CEP tổ chức
Sân bay là nơi người ta đến và đi. Sân bay là nơi tồn tại rất nhiều trạng thái cảm xúc.
Ở nơi ấy, người ta có thể bắt gặp hình ảnh hai người bạn thân thiết từ hai nền văn hóa vui mừng vì lần gặp lại nhau.
Người ta cũng có thể bắt gặp những giọt nước mắt chia tay của nhóm bạn trẻ sau một hành trình dài rồi nhìn họ lau nước mắt để hẹn ngày gặp lại.
Người ta cũng có thể nhìn thấy một cô gái nhắn tin cho người yêu trước khi lên đường,
…một người mẹ dặn dò con mình tại cửa xuất phát
…hay một nhóm bạn chờ đợi làm thủ tục.
Xa hơn nữa, người ta sẽ thấy một anh lính tranh thủ giấc ngủ trong khi chờ người nhà hay hai cha con vui đùa khi chờ mẹ về.
Người ta cũng có thể suy nghĩ về chuyện xếp hàng nghiêm túc hay những bảng thông báo giờ bay đều đặn chạy.
Những cảm xúc sống động như vậy, nếu chịu khó quan sát sẽ không khó để nhận ra nơi sân bay này.
Ở nơi ấy, người ta có thể bắt gặp hình ảnh hai người bạn thân thiết từ hai nền văn hóa vui mừng vì lần gặp lại nhau.
Người ta cũng có thể bắt gặp những giọt nước mắt chia tay của nhóm bạn trẻ sau một hành trình dài rồi nhìn họ lau nước mắt để hẹn ngày gặp lại.
Người ta cũng có thể nhìn thấy một cô gái nhắn tin cho người yêu trước khi lên đường,
…một người mẹ dặn dò con mình tại cửa xuất phát
…hay một nhóm bạn chờ đợi làm thủ tục.
Xa hơn nữa, người ta sẽ thấy một anh lính tranh thủ giấc ngủ trong khi chờ người nhà hay hai cha con vui đùa khi chờ mẹ về.
Người ta cũng có thể suy nghĩ về chuyện xếp hàng nghiêm túc hay những bảng thông báo giờ bay đều đặn chạy.
Những cảm xúc sống động như vậy, nếu chịu khó quan sát sẽ không khó để nhận ra nơi sân bay này.
(Ảnh: Giang Phạm)