Nhiễm giun xoắn từ nem chạo, 4 bệnh nhân nhập viện
Cả 4 ca nhiễm giun đang điều trị tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư đều đã xác định bị nhiễm giun xoắn. Nhiễm loại giun này khiến bệnh nhân đi ngoài liên tục, nôn, sốt cao, đau cơ... phải nhập viện điều trị. Đáng nói, cả 4 bệnh nhân đều ăn món nem chạo.
Tưởng sưng mắt, đau cơ… hóa nhiễm giun
BS Nguyễn Thị Minh Hà, Trưởng Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ cho biết, viện đang điều trị nhiều bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có tới 4 trường hợp bị nhiễm giun xoắn - một loại giun gây biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao.
Bệnh nhân Lê Thị Lộc cho biết: Từ đầu tháng 2/2012, cả hai vợ chồng bỗng dưng cùng bị tiêu chảy… Lúc đầu, chỉ nghĩ đơn giản chắc ăn đồ ăn gì đó bị ngộ độc nhưng rồi tình trạng tiêu chảy rất nặng nề, kèm phù nề, sốt cao (40oC), buồn nôn, đau đầu nên cả hai vợ chồng đã đến BV huyện Mường Lát và rồi lên BV Bệnh Nhiệt đới TƯ khám vì không đỡ.
BS Hà cho biết, ngoài hai vợ chồng này còn có hai bệnh nhân khác cũng đến viện điều trị với cùng triệu chứng và cùng ở Mường Lát, Thanh Hóa. Tại đây, bác sĩ nghi ngờ các bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng đường ruột nên tiến hành các xét nghiệm và gửi mẫu huyết thanh tới Bộ môn Ký sinh trùng, Trường ĐH Y Hà Nội và Viện Ký sinh trùng và côn trùng trung ương để làm xét nghiệm chẩn đoán, đồng thời cũng gửi mẫu sinh thiết cơ, xem trong cơ của bệnh nhân có kén của ấu trùng giun xoắn hay không.
Một bệnh nhân chân phù to do nhiễm giun xoắn đang điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư. Ảnh: Tú Anh
Kết quả xét nghiệm ngày 29/2 cho thấy 2 mẫu huyết thanh đều dương tính với giun xoắn. Riêng chỉ có mẫu sinh thiết cơ là không thấy xuất hiện các kén của ấu trùng giun. Tuy nhiên, từ kết quả xét nghiệm huyết thanh, từ triệu chứng lâm sàng cũng như kết quả điều trị rất hiệu quả trên bệnh nhân, các bác sĩ đều khẳng định, 4 bệnh nhân trên đều mắc bệnh giun xoắn.
Món tái - thủ phạm gây bệnh
Theo BS Hà, bệnh giun xoắn thường liên quan tới tập quán ăn sống, ăn tái. Ăn tiết canh lợn và các sản phẩm từ thịt lợn chưa nấu chín sẽ mắc bệnh giun xoắn với tính chất dịch. Bởi khi ăn phải thịt nhiễm kén có ấu trùng giun xoắn chưa nấu chín sẽ gây bệnh cho người. Khi ấu trùng này vào dạ dày người sẽ được giải phóng khỏi kén và di chuyển tới ruột non. Tại đây, ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành, qua thành ruột đi vào các mạch máu, từ đó tới tim, phổi…
Khi nhiễm giun xoắn, bệnh nhân thường có sốt cao, nôn, rối loạn tiêu hóa, sau đó giun đi vào máu cư trú ở cơ vân (tạo thành kén) gây sốt, đau cơ, phù nề, xuất huyết, nổi dị ứng, khó vận động, nặng suy kiệt, teo cơ, cứng khớp, xuất huyết phủ tạng, suy gan, suy tim, viêm phổi, viêm não và tử vong... Tỷ lệ tử vong khoảng từ 6 - 30%, có trường hợp tử vong trong vòng 1 - 2 tuần.
Cả 4 bệnh nhân đang theo dõi điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TƯ đều sinh sống tại Mường Lát (Thanh Hóa) và đều ăn món nem chạo này. Chị Lộc cho biết, nem thính là món đặc sản của người Thanh Hóa. Ở gia đình chị, Tết nào chị cũng tự làm 2- 3kg nem thính nhưng chỉ hai vợ chồng có biểu hiện bệnh, còn các con thì không có biểu hiện gì.
Còn bệnh nhân Nguyễn Văn Đạt cũng đã đến cư trú tại Mường Lát 4 tháng và cũng thường xuyên ăn món nem chạo này. Riêng vợ bệnh nhân Đạt là chị Phạm Thị Phương thì chỉ lên ăn Tết cùng chồng trong hơn 10 ngày. Cả hai vợ chông anh chị đều có triệu chứng giống nhau, sốt cao, da nóng hầm hập trong khi người thì rét run, đau cơ, đi ngoài…
Tuy nhiên, số bệnh nhân cư trú tại địa phương này chưa dừng lại ở con số đó. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đề, chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng, Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, hiện đã 27 bệnh nhân tại Mường Lát, Thanh Hóa có mẫu xét nghiệm được gửi tới có xét nghiệm dương tính với giun xoắn, trong đó 6 bệnh nhân điều trị tại BV Nhiệt Đới TƯ và BV Bạch Mai.
Để phòng tránh căn bệnh này, PGS.TS Nguyễn Văn Đề cảnh báo, người dân cần tuyệt đối không ăn các món ăn từ động vật mà chưa được chế biến chín, như tiết canh lợn, nem chạo… Đặc biệt, cần cẩn trọng với lợn cỏ, lợn mán… là những động vật được nuôi thả rông không hề “lành” như nhiều người dân nghĩ mà nó dễ nhiễm ấu trùng giun từ môi trường nên cũng cần phải chế biến chín món ăn này.
BS Nguyễn Thị Minh Hà, Trưởng Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ cho biết, viện đang điều trị nhiều bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có tới 4 trường hợp bị nhiễm giun xoắn - một loại giun gây biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao.
Bệnh nhân Lê Thị Lộc cho biết: Từ đầu tháng 2/2012, cả hai vợ chồng bỗng dưng cùng bị tiêu chảy… Lúc đầu, chỉ nghĩ đơn giản chắc ăn đồ ăn gì đó bị ngộ độc nhưng rồi tình trạng tiêu chảy rất nặng nề, kèm phù nề, sốt cao (40oC), buồn nôn, đau đầu nên cả hai vợ chồng đã đến BV huyện Mường Lát và rồi lên BV Bệnh Nhiệt đới TƯ khám vì không đỡ.
BS Hà cho biết, ngoài hai vợ chồng này còn có hai bệnh nhân khác cũng đến viện điều trị với cùng triệu chứng và cùng ở Mường Lát, Thanh Hóa. Tại đây, bác sĩ nghi ngờ các bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng đường ruột nên tiến hành các xét nghiệm và gửi mẫu huyết thanh tới Bộ môn Ký sinh trùng, Trường ĐH Y Hà Nội và Viện Ký sinh trùng và côn trùng trung ương để làm xét nghiệm chẩn đoán, đồng thời cũng gửi mẫu sinh thiết cơ, xem trong cơ của bệnh nhân có kén của ấu trùng giun xoắn hay không.
Kết quả xét nghiệm ngày 29/2 cho thấy 2 mẫu huyết thanh đều dương tính với giun xoắn. Riêng chỉ có mẫu sinh thiết cơ là không thấy xuất hiện các kén của ấu trùng giun. Tuy nhiên, từ kết quả xét nghiệm huyết thanh, từ triệu chứng lâm sàng cũng như kết quả điều trị rất hiệu quả trên bệnh nhân, các bác sĩ đều khẳng định, 4 bệnh nhân trên đều mắc bệnh giun xoắn.
Món tái - thủ phạm gây bệnh
Theo BS Hà, bệnh giun xoắn thường liên quan tới tập quán ăn sống, ăn tái. Ăn tiết canh lợn và các sản phẩm từ thịt lợn chưa nấu chín sẽ mắc bệnh giun xoắn với tính chất dịch. Bởi khi ăn phải thịt nhiễm kén có ấu trùng giun xoắn chưa nấu chín sẽ gây bệnh cho người. Khi ấu trùng này vào dạ dày người sẽ được giải phóng khỏi kén và di chuyển tới ruột non. Tại đây, ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành, qua thành ruột đi vào các mạch máu, từ đó tới tim, phổi…
Khi nhiễm giun xoắn, bệnh nhân thường có sốt cao, nôn, rối loạn tiêu hóa, sau đó giun đi vào máu cư trú ở cơ vân (tạo thành kén) gây sốt, đau cơ, phù nề, xuất huyết, nổi dị ứng, khó vận động, nặng suy kiệt, teo cơ, cứng khớp, xuất huyết phủ tạng, suy gan, suy tim, viêm phổi, viêm não và tử vong... Tỷ lệ tử vong khoảng từ 6 - 30%, có trường hợp tử vong trong vòng 1 - 2 tuần.
Cả 4 bệnh nhân đang theo dõi điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TƯ đều sinh sống tại Mường Lát (Thanh Hóa) và đều ăn món nem chạo này. Chị Lộc cho biết, nem thính là món đặc sản của người Thanh Hóa. Ở gia đình chị, Tết nào chị cũng tự làm 2- 3kg nem thính nhưng chỉ hai vợ chồng có biểu hiện bệnh, còn các con thì không có biểu hiện gì.
Còn bệnh nhân Nguyễn Văn Đạt cũng đã đến cư trú tại Mường Lát 4 tháng và cũng thường xuyên ăn món nem chạo này. Riêng vợ bệnh nhân Đạt là chị Phạm Thị Phương thì chỉ lên ăn Tết cùng chồng trong hơn 10 ngày. Cả hai vợ chông anh chị đều có triệu chứng giống nhau, sốt cao, da nóng hầm hập trong khi người thì rét run, đau cơ, đi ngoài…
Tuy nhiên, số bệnh nhân cư trú tại địa phương này chưa dừng lại ở con số đó. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đề, chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng, Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, hiện đã 27 bệnh nhân tại Mường Lát, Thanh Hóa có mẫu xét nghiệm được gửi tới có xét nghiệm dương tính với giun xoắn, trong đó 6 bệnh nhân điều trị tại BV Nhiệt Đới TƯ và BV Bạch Mai.
Để phòng tránh căn bệnh này, PGS.TS Nguyễn Văn Đề cảnh báo, người dân cần tuyệt đối không ăn các món ăn từ động vật mà chưa được chế biến chín, như tiết canh lợn, nem chạo… Đặc biệt, cần cẩn trọng với lợn cỏ, lợn mán… là những động vật được nuôi thả rông không hề “lành” như nhiều người dân nghĩ mà nó dễ nhiễm ấu trùng giun từ môi trường nên cũng cần phải chế biến chín món ăn này.