Nhật Bản: Báo động, cả triệu thanh niên nhốt mình cả năm để đọc truyện, lướt web

Vân Anh (Theo Dailymail),
Chia sẻ

Những thanh niên này mắc hội chứng “Hikikomori” – còn được gọi là hội chứng tự nhốt mình, cách ly khỏi xã hội bên ngoài.

Tiến sĩ Takahiro Kato, một chuyên gia về hikikomori tại Nhật Bản, từng mắc phải hội chứng này khi còn là một sinh viên. Ông cho biết: Người mắc hội chứng này thường tự nhốt mình trong phòng ngủ, không tiếp xúc với bất kỳ ai, dù là bạn bè và gia đình, trong thời gian dài. Có trường hợp tự nhốt mình vài tháng, vài năm thậm chí là cả chục năm không gặp gỡ ai.

Đến lúc này, Nhật Bản có gần 1 triệu thanh niên mắc hội chứng hikikomori, chiếm khoảng 1% dân số. 

“Phần lớn là sinh viên đại học vừa tốt nghiệp bị kinh tế tác động. Nhiều sinh viên tốt nghiệp trường danh tiếng nhưng không xin được việc, không kiếm được nhiều tiền. Đó là câu chuyện buồn và họ tự nhốt mình.” – Tiến sĩ Kato đánh giá.

Yuto Onishi, 18 tuổi, sống tại Tokyo. Anh đã tự nhốt mình trong phòng ngủ suốt ba năm. Cuối cùng, chàng trai đã chịu ra ngoài chữa bệnh 6 tháng trước. Trong thời gian tự nhốt mình, Onishi ngủ ngày, đêm lướt mạng, đọc truyện tranh và không nói chuyện với ai.

Onishi nói rằng anh bị tự mắc bệnh sau khi bị mất vị trí lớp trưởng. 

Bộ Y tế Nhật Bản đã xác định những người mắc hikikomori là những người không học tập và làm việc trong cộng đồng. Họ cũng không gần gũi với gia đình. Phần lớn thanh niên mắc chứng hikikomori đều là con nhà khá giả.

Một yếu tố khác khiến hikikomori phát triển mạnh ở Nhật Bản là văn hóa chăm sóc của cha mẹ. Cha mẹ ở Nhật thường lo cho con cái đến năm 25, 30 tuổi là chuyện bình thường. Ngay cả khi con cái tự nhốt mình trong phòng, cha mẹ cũng không can thiệp mà để con muốn làm gì thì làm.

Việc điều trị hikikomori cho thanh niên cũng gặp nhiều khó khăn. Căn bệnh này không chỉ là vấn đề tâm thần mà còn là kỹ năng sống. Phương pháp chính để điều trị hikikomori là điều trị tâm lý, đặc biệt là điều trị tâm lý nhóm 
 
Gần 1 triệu thanh niên Nhật Bản mắc chứng “hikikomori” – còn gọi là hội chứng tự giam mình.


Những thanh niên này thường tự giam mình trong phòng suốt nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.


Nhiều chuyên gia nhận định, số thanh niên mắc hikikomori ngày càng tăng, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Nhật Bản. 
 

Những thanh niên mắc hội chứng hikikomori tự nhốt mình trong phòng, không tiếp xúc với ai, kể cả với gia đình. Đây đều là những thanh niên được đánh giá là “thông minh” và “có năng lực”, phù hợp với đất nước.


Yuto Onishi, 18 tuổi, đã tự nhốt mình trong phòng suốt ba năm mới chịu đi điều trị.


Ban ngày, Onishi ngủ. Đến đêm, anh lướt web, chơi game và đọc truyện tranh. 


Tiến sĩ Takahiro Kato cho rằng, hội chứng hikikomori đang ảnh hưởng nhiều đến thế hệ trẻ. Ông đã từng mắc hikikomori ngày còn là sinh viên. Tiến sĩ Kato đã nghiên cứu hikikomori nhiều năm để tìm cách ngăn chặn hội chứng này lây lăn.


Phương pháp điều trị Hikikomori là điều trị tâm lý nhóm.
Chia sẻ